Quang cao giua trang

Lào Cai: Phát huy thế mạnh địa phương từ chương trình (OCOP) Bắc Hà.

Thứ hai - 20/05/2019 09:50
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” theo Đề án của tỉnh. Huyện vùng cao Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các sản phẩm OCOP địa phương với quyết tâm thực hiện có hiệu quả chương này.
Qua khảo sát, huyện Bắc Hà có khoảng 28 sản phẩm lợi thế. Đây là các sản phẩm có giá trị kinh tế, giá trị thương mại cao và có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP trong tương lai gần... Trong đó, các sản phẩm này chia ra thành 5 nhóm, gồm nhóm thực phẩm có 12 sản phẩm; đồ uống 4; thảo dược: 6; lưu niệm 2 và nhóm dịch vụ nông thôn 04 sản phẩm”. Đa phần các sản phẩm trên vẫn đang ở dạng tiềm năng, quy mô cấp hộ gia đình, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
 
quả đặc sản Mận Tam Hoa Bắc Hà đang bước vào chính vụ thu hoạch
Quả đặc sản Mận Tam Hoa Bắc Hà đang bước vào chính vụ thu hoạch
 
 Là cơ quan thường trực hỗ trợ địa phương phát triển sản phẩm, phòng NN&PTNT đã tích cực tham mưu cho UBND huyện một số nội dung cần thực hiện; nhất là việc xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với đặc điểm thực tiễn địa phương… Tổ chức tuyên truyền mục đích ý nghĩa, tiến trình thực hiện và chỉ đạo 21 xã, thị trấn cùng quan tâm đăng kí các sản phẩm thế mạnh; Đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy, chính quyền các cấp để có kế hoạch triển khai cụ thể, phù hợp; đặc biệt là việc lựa chọn các hộ, các chủ thể sản xuất- kinh doanh ở các xã chủ động xây dựng phương án, ý tưởng kinh doanh hợp lý, có triển vọng.

Bắc Hà làhuyện có rất nhiều tiềm năng, lợi thế về sản phẩm nông nghiệp.

Trước tiên, là sản phẩm “Chè hữu cơ Bản Liền”. Mặc dù đây chưa phải là sản phẩm chủ lực mang về giá trị kinh tế lớn cho huyện, song chủ thể quản lý đã tích cực, đi đầu trong việc xây dựng phương án kinh doanh, bao tiêu sản phẩm và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, có liên doanh liên kết. Đáng chú ý, sản phẩm đầu vào 100% là nguyên liệu địa phương, người đứng ra quản lý, điều hành việc hỗ trợ sản phẩm lại là người bản địa. Đây đều là những tiêu chí rất quan trọng trong xây dựng các sản phẩm (OCOP). Hiện nay, đã có tên trên bản đồ Chè quốc tế, được cấp 3 chứng nhận thẩm định chất lượng từ Hoa Kì và EU. Nhiều năm nay, đã thực hiện việc xuất khẩu, chỉ cung ứng một lượng nhỏ cho thị trường nội tiêu trong nước, do vậy, đây sẽ là sản phẩm “triển vọng”.

Một sản phẩm khác cũng được huyện dự kiến đưa ra làm sản phẩm OCOP tiêu biểu 2019 là “Rượu ngô đặc sản Bản Phố- Bắc Hà”, đã được cấp chứng nhận và bảo hộ nhãn hiệu, hiện do HTX Duy Phong khai thác. Theo đánh giá: “HTX Duy Phong đã rất tích cực trong việc kinh doanh, phân phối sản phẩm và làm các tiêu chẩn đạt tiêu chí an toàn, như đầu tư trang thiết bị hiện đại trong việc lọc rượu từ đó cho sản phẩm rượu êm, dễ uống… nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống.
 
chương trình OCOP đang tạo cú huých cho nhiều cá nhân, HTX khởi nghiệp
Chương trình (OCOP)Bắc Hà đang tạo “cú huých” cho nhiều cá nhân, HTX khởi nghiệp
 
Thêm nữa, có không ít sản phẩm mang tính tập thể, của người dân sản xuất là chính và các chủ thể quản lý, duy trì, phát triển sản phẩm còn hạn chế và chưa đủ mạnh. Đơn cử, như sản phẩm Mận Tam Hoa. Toàn huyện hiện có trên 500ha, mỗi năm đều mang lại giá trị kinh tế cao ước khoảng trên 240 triệu đồng/ha. Tuy nhiên khó khăn nhất, vẫn là chưa tìm được nhà đầu tư “đủ mạnh” đứng ra tổ chức bao tiêu, chế biến và quán xuyến việc phát triển sản phẩm quả Mận sau thu hoạch. Bắc Hà cũng có thêm sản phẩm Quế - Là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế gần như lớn nhất trong ngành trồng trọt. Hiện nay, đã có một số HTX sơ chế, chế biến và bao tiêu sản phẩm. Sẽ rất tiềm năng khi huyện có thể lựa chọn ra những người, những nơi làm tốt nhất đứng ra làm “chủ thể” cho việc phân phối, phát triển, liên kết thị trường ngành hàng quế.

Ngoài ra, vùng cao Bắc Hà cũng đang sở hữu nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu địa phương, giàu lợi thế khác như: Bánh Chưng Đen, Cốm, Trạm khắc Bạc, Lạp Sưởn…Muốn phát huy tốt thế mạnh từ chương trình OCOP Bắc Hà, ông Nguyễn Xuân Giang - trưởng phòng NN&PTNT huyện Bắc Hà cho biết: “Trước tiên, Bắc Hà sẽ quan tâm làm tốt các sản phẩm hiện đã có chủ thể, chuẩn hóa thành sản phẩm OCOP theo chu trình, như (Chè hữu cơ Bản Liền, Rượu ngô đặc sản Bản Phố). Riêng với việc phát triển sản phẩm mới, cần lựa chọn sản phẩm tốt, người quản lý tốt và tuyệt đối tuân thủ nghiêm túc theo đúng chu trình OCOP, tuyệt đối không được làm tắt. Bởi chu trình OCOP mang tính chất lâu dài, quyết định trực tiếp đến thành công của sản phẩm. Ông Giang nhấn mạnh: “Những sản phẩm OCOP muốn sống được với thời gian cần xuất phát từ chính người dân, từ doanh nghiệp, từ điều kiện sẵn có của địa phương, từ nhu cầu muốn được phát triển sản phẩm để mang lại giá trị “bền vững”… Nếu chỉ đạo từ trên xuống thì khó có thể thành công được”  

Với quyết tâm trên, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang phấn đấu thực hiện có hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2030”. Phấn đấu đến giai đoạn 2020 – 2030, sẽ mở rộng tất cả các sản phẩm truyền thống có tiềm năng phát triển thành hàng hóa, trước mắt trong năm 2019 này, phấn đấu sẽ có ít nhất từ 2-3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP theo tiêu chí đánh giá của tỉnh./.

Tác giả bài viết: Khuất Linh - Đài PTTH Bắc Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:250 | lượt tải:99

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:376 | lượt tải:99

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:434 | lượt tải:114

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:424 | lượt tải:117

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:985 | lượt tải:297

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:982 | lượt tải:321

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1060 | lượt tải:531

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1008 | lượt tải:298

số 283/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Lượt xem:846 | lượt tải:248

số 282/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Lượt xem:720 | lượt tải:350
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây