Quang cao giua trang

Mùa vàng Mường Vi

Thứ tư - 27/06/2018 09:58
Ngày đầu tuần, tôi đang chuẩn bị hành trang cho chuyến tác nghiệp vùng cao thì bỗng chuông điện thoại kêu reng reng. Đầu máy bên kia, giọng cô bạn thời đại học quê dưới Thái Bình cứ líu lo, háo hức như có chuyện gì vui lắm. “Nhà bạn có gần xã Mường Vi không, mình nhờ chút việc, đang cần lắm”. Thì ra cô bạn tôi mới được người quen trên Lào Cai về chơi biếu yến gạo Séng cù Mường Vi, sau khi ăn bát cơm đầu tiên đã “say như điếu đổ” loại gạo đặc sản dẻo thơm, ngon nức tiếng xa gần này, nên nhờ tôi mua giúp cả tạ gạo gửi về dưới ấy. Nghe cô bạn nức nở khen gạo Séng cù Mường Vi, tôi sực nhớ ra giờ này Mường Vi đang vào mùa gặt, lúa đã rực vàng khắp các thung lũng, triền đồi rồi. Vậy là gác lại chuyến đi xa, tôi háo hức lên đường hướng về vựa lúa đặc sản Séng cù lớn nhất tỉnh. Ngày đầu tuần, tôi đang chuẩn bị hành trang cho chuyến tác nghiệp vùng cao thì bỗng chuông điện thoại kêu reng reng. Đầu máy bên kia, giọng cô bạn thời đại học quê dưới Thái Bình cứ líu lo, háo hức như có chuyện gì vui lắm. “Nhà bạn có gần xã Mường Vi không, mình nhờ chút việc, đang cần lắm”. Thì ra cô bạn tôi mới được người quen trên Lào Cai về chơi biếu yến gạo Séng cù Mường Vi, sau khi ăn bát cơm đầu tiên đã “say như điếu đổ” loại gạo đặc sản dẻo thơm, ngon nức tiếng xa gần này, nên nhờ tôi mua giúp cả tạ gạo gửi về dưới ấy. Nghe cô bạn nức nở khen gạo Séng cù Mường Vi, tôi sực nhớ ra giờ này Mường Vi đang vào mùa gặt, lúa đã rực vàng khắp các thung lũng, triền đồi rồi. Vậy là gác lại chuyến đi xa, tôi háo hức lên đường hướng về vựa lúa đặc sản Séng cù lớn nhất tỉnh.
Nhân dân Mường Vi rộn ràng thu hoạch lúa Séng cù.
Nhân dân Mường Vi rộn ràng thu hoạch lúa Séng cù.

Ngày mùa vui như tết

Cách thị trấn Bát Xát khoảng 15 km, xã Mường Vi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những đỉnh núi đá vôi với hệ thống hang động và nguồn nước từ các khe núi chảy ra trong vắt, cung cấp cho lòng chảo rộng lớn. Từ lâu, những thung lũng giữa bốn bề núi đá đã được đồng bào dân tộc Giáy, Dao, Kinh cấy lúa, trở thành những cánh đồng xanh mướt, là vựa lúa lớn nhất nhì huyện Bát Xát. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết đến đặc sản gạo Mường Vi khoảng chục năm trở lại đây, khi cây lúa Séng cù từ huyện Mường Khương được đưa sang và bén rễ vùng đất này. Qua dốc San Bang của Bản Vược là chạm đến đất Mường Vi, bức tranh mùa vàng hiện ra đẹp như trong mơ. Lúa Séng cù trải vàng mênh mông dưới cánh đồng Lâm Tiến - Na Ản, dệt thảm rực rỡ trên cánh đồng Làng Mới - Cửa Cải, tạo nên những bậc thang vàng ở Ná Rin, tràn lên cả sườn núi Po Siên, Po Vai quanh năm mây phủ.

Hôm nay, trên các thửa ruộng và con đường nội đồng đã được trải bê tông đẹp như dải lụa, tiếng cười giòn tan của những chị, những cô người Giáy hòa cùng tiếng máy tuốt lúa nổ rộn rã. Ôm bó lúa với những hạt thóc vàng óng ả mẩy như nhộng ong trên tay, chị Trang Thị Vành, thôn Na Ản không giấu nổi niềm vui: Vụ xuân này được mùa hơn hẳn mọi năm, gia đình tôi thu hoạch được trên 3 tấn thóc Séng cù, không phải mang đi đâu bán cả, mà vừa tuốt đóng bao xong đã có người lái ô tô đến tận nơi mua thóc tươi. Mỗi kg thóc tươi giá 10.000 đồng, còn phơi khô có giá 14.000 đồng. Gạo Séng cù có giá 30.000 đồng/kg mà vẫn “cháy hàng”.

Tôi nhẩm tính, vụ này chị Vành thu được hơn 30 triệu đồng, hạt thóc “đẻ” hạt vàng là đây chứ đâu. So với giá hiện nay, thì giá thóc Séng cù cao gấp đôi thóc thường, người dân lại được mùa, niềm vui nhân lên gấp bội.

Mở ruộng bậc thang cấy lúa Séng cù

Có lẽ chưa bao giờ lúa Séng cù Mường Vi lại “sốt” như hai năm trở lại đây, sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. Cánh thương lái và người dân thành phố Lào Cai nô nức vào đây, xắn quần ra tận chân ruộng thăm lúa, túc trực bên máy tuốt. Thóc vừa tuốt xong đóng bao còn nóng hổi hương đồng người ta đã tranh nhau mua xếp lên ô tô, về tự phơi sấy và xát gạo để được thưởng thức những hạt gạo Mường Vi dẻo thơm nhất. Đến thôn Ná Rin, tôi bất ngờ khi thấy những thanh niên đang gánh từng gánh lúa nặng trĩu từ trên triền núi Po Vai xuống. Anh Hoàng Văn Viên lau mồ hôi, tươi cười: Ngoài diện tích ruộng dưới cánh đồng, gia đình tôi còn khai mở thêm ruộng bậc thang trên núi thử nghiệm trồng lúa Séng cù. Mấy mảnh ruộng nhỏ này mà cũng cho thu hơn chục triệu tiền thóc đấy.

Ông Lù Văn Lài, Trưởng thôn Ná Rin bảo cả thôn có 76 hộ đồng bào Giáy, đều cấy lúa Séng cù, trong đó có khoảng chục hộ thu hoạch 5 - 6 tấn thóc Séng cù vụ xuân như Hoàng Văn Phàng, Hoàng Văn Máu, Hoàng Văn Dáng, Hoàng Văn Vủi, Hoàng Văn Sòi, Lù Văn Lài… Ngày trước, không ai nghĩ cấy lúa có thể thu được hơn 100 triệu đồng mỗi năm, giờ đây đó là chuyện bình thường. Ngoài 32 ha lúa dưới cánh đồng, bà con Ná Rin còn mở trên 11 ha ruộng bậc thang cấy lúa Séng cù, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô và giống lúa khác. Cây lúa Séng cù đã giúp nhiều hộ có kinh tế khá giả, xây nhà mới khang trang, Ná Rin giờ chỉ còn 5 hộ nghèo.

Vụ xuân 2018, xã Mường Vi có 132 ha lúa, 100% cấy lúa Séng cù, hình thành cánh đồng một giống, trong đó có 90 ha thâm canh lúa cải tiến SGI, còn lại thâm canh thường. Đồng bào các dân tộc xã Mường Vi, nhất là đồng bào Giáy có kinh nghiệm trồng lúa nước từ lâu, giờ đây biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất lúa Séng cù đạt 78 tạ/ha, tăng 18 tạ/ha so với vụ xuân hai năm trước. Đặc biệt có nhà lúa tốt, năng suất đạt trên 100 tạ/ha. Như vậy, vụ này xã Mường Vi thu hoạch khoảng 1.030 tấn thóc, tính giá thóc khô sẽ được trên 14,4 tỷ đồng.

Xã Mường Vi hiện thu hoạch khoảng 60% diện tích lúa Séng cù.

Đếm hạt thóc vàng

Tôi gặp anh Trần Kiều Hưng, Chủ tịch UBND xã Mường Vi khi anh vừa đi thăm đồng về. Anh Hưng kể chuyện mấy hôm nay đi đâu cũng nghe bà con chia sẻ niềm vui được mùa lúa Séng cù. Trong câu chuyện bên ấm chè nóng, anh Hưng bảo lúa Séng cù Mường Vi giờ đây đã có thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng. Nông dân cấy lúa không còn nghèo khó như xưa, mà có người trở thành triệu phú. Mảnh đất Mường Vi trước đây quá khó khăn vì không có chợ, không có tài nguyên khoáng sản, không có công ty, doanh nghiệp, địa hình lại dốc và nhiều núi đá khó canh tác, bài toán phát triển kinh tế khó tìm lời giải. Chính cây lúa Séng cù đã là “cứu cánh” cho nông dân, là động lực để nhân dân xây dựng nông thôn mới. Năm 2017, Mường Vi giảm được 20 hộ nghèo. Đầu năm nay xã Mường Vi tưng bừng đón tin vui về đích nông thôn mới, cả xã hiện chỉ còn 39 hộ nghèo.

Nhìn vào bức tranh nông nghiệp của nước ta hiện nay, trong khi nhiều loại nông sản được sản xuất ra không tiêu thụ được, cần phải “giải cứu”, thì lúa Séng cù Mường Vi không phải lo đầu ra. Thời gian qua, Hợp tác xã Tiên Phong của Mường Vi đã liên kết với các hộ nông dân trồng, chế biến, bao tiêu sản phẩm nhằm hình thành cánh đồng một giống, ổn định vùng nguyên liệu, giữ vững bản quyền thương hiệu gạo Séng Cù đã được đăng ký. Ngoài ra, nhiều thương lái vào tận xã thu mua thóc, gạo Séng cù, nên sản xuất ra bao nhiêu hết bấy nhiêu. Thấy được hiệu quả của loại gạo đặc sản này, bà con thi đua trồng lúa Séng cù cả 2 vụ, áp dụng kỹ thuật để nâng cao năng suất. Những hạt gạo đặc sản dẻo thơm được sinh ra từ đồng đất nơi này đã “bay” đi khắp nơi, tương lai còn trở thành hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, đem về cuộc sống ấm no cho người dân.

Thêm một tin vui nữa là mới đây, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện “Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gạo Séng cù tại Mường Vi (Bát Xát) và Nấm Lư (Mường Khương) với quy mô 40 ha, tổng kinh phí 500 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Như vậy, sản phẩm gạo Séng cù Mường Vi sẽ có đầu ra bền vững, được gắn tem nhãn truy xuất nguồn gốc điện tử để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. “Hôm qua vừa có đoàn cán bộ thống kê vào Mường Vi thăm nắm năng suất lúa Séng cù. Thống kê tỉ mỉ lắm, xem mỗi mét vuông có bao nhiêu khóm lúa, mỗi khóm bao nhiêu bông, rồi đếm xem mỗi bông có bao nhiêu hạt thóc vàng. Nông dân mình thì không đếm cụ thể như thế, nhưng cũng không để hạt thóc nào rơi vãi lãng phí cả. Hạt thóc Séng cù cũng là hạt vàng mà” - anh Hưng chia sẻ.

Ngày mùa ở Mường Vi, hương lúa mới Séng cù và khói rơm rạ thơm ngát khắp cánh đồng, từng đường làng, ngõ xóm. Vào thăm nhà đồng bào dân tộc Giáy, bát cơm mới gạo Séng cù Mường Vi trắng ngần dẻo thơm tỏa hương thơm nức, hương thơm của sự ấm no, sung túc. Tôi đi trên cánh đồng Mường Vi mà lòng thênh thênh một niềm vui. Trong tiếng máy tuốt lúa nổ giòn tan còn nghe văng vẳng giọng hát của cô thôn nữ nào đó trên cánh đồng bát ngát: Ngày mùa vui thôn trang/Lúa reo như hát mừng/Lúa không lo giặc về/Khi mùa vàng thôn quê… Đúng là “giặc đói” đã bị đánh tan khi lúa Séng cù cứ óng vàng khắp ngả. Những ca từ và giai điệu trong bài hát “Ngày mùa” của cố nhạc sĩ Văn Cao vang lên rộn ràng, nhịp nhàng cùng bước chân nông dân Mường Vi với những gánh thóc nặng trĩu trên vai…      

Nguồn tin: Báo Lào Cai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:20 | lượt tải:10

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:19 | lượt tải:8

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:278 | lượt tải:107

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:395 | lượt tải:102

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:455 | lượt tải:119

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:443 | lượt tải:121

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1010 | lượt tải:302

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1002 | lượt tải:325

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1082 | lượt tải:543

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1030 | lượt tải:305
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây