Năm 2018, khi Chương trình OCOP khởi động Sa Pa coi đây là cơ hội để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản đặc hữu sẵn có của địa phương, phát huy các lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây, từ đó xây dựng thành công các sản phẩm hàng hóa có giá trị cho địa phương. Việc phát triển các sản phẩm OCOP góp phần hỗ trợ tích cực cho phát triển du lịch của thị xã.
Các sản phẩm đạt sao OCOP của thị xã Sa Pa đa dạng chủng loại, có đầy đủ 6 nhóm ngành hàng thực phẩm, gồm: đồ uống, thảo dược, vải, may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Hai loại sản phẩm cá nước lạnh và dược liệu là thế mạnh của Sa Pa đang được thị xã tập trung khai thác theo đó đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cá hồi, cá tầm của 200 cơ sở nuôi, một số doanh nghiệp đã chế biến sâu đạt chuẩn OCOP như cá hồi hun khói nguyên con, cá hồi cắt khúc, cá hồi phi lê, xúc xích cá hồi, giò cá hồi, cá hồi cuộn pho mai và ruốc cá hồi. Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 120 sản phẩm OCOP thì thị xã Sa Pa chiếm tới 26% (32 sản phẩm). Trong đó, có 8 sản phẩm đạt 4 sao đó là: Dịch vụ du lịch “Khu vườn sinh thái đá Tả Phìn”, Cao mềm Actiso, trà phun sương Actiso, cao phun sương Actiso, Chocolate Detox, tranh thổ cẩm, túi thổ cẩm, vỏ gối thổ cẩm, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao là Cao mềm Actiso, trà phun sương Actiso. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP được các chủ thể, cá nhân chú trọng đầu tư từ mẫu mã (bao bì, đóng gói, tem nhãn…), chất lượng luôn đảm bảo uy tín hàng đầu. Từ đó tạo nên thương hiệu của sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến, sản phẩm hiện đã có mặt tại 53 tỉnh, thành trong cả nước. Mỗi sản phẩm gắn với một mô hình sản xuất riêng biệt của địa phương, đặc biệt các mô hình sản xuất nông nghiệp hay vùng nguyên liệu của sản phẩm OCOP còn là nơi thu hút du khách tham quan, điểm đến trải nghiệm của du khách, làm đa dạng sản phẩm du lịch của địa phương cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân từ sản xuất nông nghiệp. Chia sẻ với chúng tôi bà Phạm Thị Mai - Chủ cơ sở cá nước lạnh Thức Mai cho biết “Từ khi các sản phẩm chứng nhận OCOP khách hàng nhiều hơn, các đơn hàng tăng vọt, doanh thu tăng gấp 3-4 lần”, cũng từ việc các sản phẩm được chứng nhận OCOP giúp cho người dân, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã thay đổi tư duy sản xuất, chuyển dần từ nông nghiệp thuần tuý sang sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với dịch vụ du lịch.
Tác giả bài viết: Đ/c Nguyễn Hữu Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn