1. Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: Thực hiện theo quy định tại khoản 3
Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai sửa đổi, bổ sung Điều 16 Quy định kèm theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Hỗ trợ mua sắm thiết bị cho đài truyền thanh xã
a) Đối với đài truyền thanh xã: Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/đài xã;
b) Đối với các cụm thu phát thanh: Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/cụm thu.
3. Hỗ trợ các dự án, kế hoạch (sau đây gọi chung là dự án) liên kết theo chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.
a) Cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh gồm: Chè, chuối, dứa, dược liệu (không gồm dược liệu quý), quế, lợn. Quy mô tối thiểu theo quy định tại Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Riêng cây quế, quy mô tối thiểu 100 ha/dự án;
Quế là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh được hỗ trợ
b) Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: Mức hỗ trợ 100 % chi phí nhưng không quá 300 triệu đồng/dự án;
c) Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 300 triệu đồng/dự án;
d) Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, gắn mã vùng trồng cho sản phẩm. Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án;
đ) Hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, giống vật nuôi: Mức hỗ trợ đối với cây chè, cây chuối, cây dứa, cây dược liệu, lợn nái sinh sản và lợn đực giống theo quy định tại Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết số 33/2021/NQ HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Đối với cây quế áp dụng theo mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất quy định tại khoản 12 Điều này. Đối với giống lợn để nuôi thương phẩm không quá 30 triệu đồng/01 đơn vị vật nuôi;
e) Tổng mức hỗ trợ cho các nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này tối đa 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; tối đa 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; tối đa 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu dự án thực hiện trên nhiều địa bàn thì diện tích của dự án thuộc địa bàn nào hưởng mức hỗ trợ theo tỷ lệ của địa bàn đó;
g) Trường hợp tổng mức hỗ trợ tại điểm e khoản này chưa đạt mức tối đa thì được tăng mức hỗ trợ vật tư, giống cây trồng (trừ cây quế), giống vật nuôi quy định tại điểm đ khoản này thêm không quá 20%.
4. Hỗ trợ các dự án liên kết chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi tiềm năng của các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện)
a) Cây trồng, vật nuôi tiềm năng của cấp huyện là các loại cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản do cấp huyện quyết định, không gồm cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh và dược liệu quý;
b) Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/dự án;
c) Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/dự án;
d) Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, gắn mã vùng trồng cho sản phẩm: Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 300 triệu đồng/dự án;
đ) Hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, giống vật nuôi: Mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND. Đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND, mức hỗ trợ như sau: Đối với cây trồng hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/ha; đối với vật nuôi hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/đơn vị vật nuôi; đối với cá nước lạnh hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/1.000m2 mặt nước; đối với cây trồng không xác định được diện tích theo hecta (trồng trên giá thể) hỗ trợ không quá 70% đơn giá mua giống thực tế;
e) Tổng mức hỗ trợ cho các nội dung quy định tại điểm b, c, d, đ khoản này tối đa tối đa 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; tối đa 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; tối đa 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu dự án thực hiện trên nhiều địa bàn thì diện tích của dự án thuộc địa bàn nào hưởng mức hỗ trợ theo tỷ lệ của địa bàn đó;
g) Trường hợp tổng mức hỗ trợ tại điểm e khoản này chưa đạt mức tối đa thì được tăng mức hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, giống vật nuôi quy định tại điểm đ khoản này thêm không quá 20%.
5. Hỗ trợ các dự án, phương án, mô hình (sau đây gọi chung là dự án) sản xuất của cộng đồng:
a) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cho các thành viên tổ, nhóm; nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ, nhóm; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm; chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ; phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm: Mức hỗ trợ không quá 150 triệu đồng/dự án;
b) Hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, giống vật nuôi: Thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này;
c) Tổng mức hỗ trợ cho các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này tối đa 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; tối đa 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu dự án thực hiện trên nhiều địa bàn thì diện tích của dự án thuộc địa bàn nào hưởng mức hỗ trợ theo tỷ lệ của địa bàn đó;
d) Trường hợp tổng mức hỗ trợ tại điểm c khoản này chưa đạt mức tối đa thì được tăng mức hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi quy định tại điểm b khoản này thêm không quá 20%.
6. Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền: Không quá 500 triệu đồng/sản phẩm.
7. Hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững: Tối đa 70% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.
8. Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn: Tối đa 70% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.
9. Hỗ trợ xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn: Tối đa 70% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.
10. Hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Tối đa 70% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.
11. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
a) Hỗ trợ xây mới nhà ở: 44 triệu đồng/hộ gia đình. Trong đó ngân sách trung ương 40 triệu đồng, ngân sách địa phương 4 triệu đồng;
b) Hỗ trợ sửa chữa nhà ở: 22 triệu đồng/hộ gia đình. Trong đó ngân sách trung ương 20 triệu đồng, ngân sách địa phương 2 triệu đồng.
12. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất: 10 triệu đồng/ha.
13. Hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ
a) Hỗ trợ bằng tiền mặt cho người dân hoàn thành chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau biết chữ: Giai đoạn I (lớp 1,2,3): 1,8 triệu đồng/01 chương trình/01 người; Giai đoạn II (lớp 4,5): 1,7 triệu đồng/01 chương trình/01 người;
b) Hỗ trợ tài liệu học tập, sách giáo khoa, học phẩm: Theo thực thế phát sinh, nhưng không quá 400.000 đồng/01 người/01 chương trình.