Quang cao giua trang

Bảo tồn và phát triển nghề Đan lát truyền thống ở Nghĩa Đô

Thứ tư - 08/05/2024 16:13
Nghề đan lát được xem như một nét văn hóa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Người dân thường chọn các vật dụng từ đan lát để sử dụng trong sinh hoạt, lao động, sản xuất và chú trọng phát triển các sản phẩm để phục vụ du lịch. Với mục đích bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình, những người dân nơi đây đã tích cực khôi phục nghề đan lát.
Đan lát là một nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên. Những người lớn tuổi nhất làng cũng không biết rõ nghề đan lát có từ bao giờ, chỉ nhớ được thế hệ trước chỉ dạy rồi duy trì đến ngày nay.
image001

  
Những hộ dân tham gia sản xuất các sản phẩm
Từ những nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên như: Giang, nứa, cọ, mây, vầu,.. Với đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và tài hoa những con người nơi đây đã tạo ra các sản phẩm như: gùi, nia, rổ, giỏ, mẹt, khóp đựng xôi, dụng cụ đánh bắt cá và một số đồ dùng không thể thiếu trong nghi lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ thôi nôi để phục vụ trong đời sống hằng ngày,… Tuy đan lát không phải là nghề đem lại thu nhập cao, trung bình mỗi tháng người dân chỉ có thể thu về từ 2,5 - 3,5 triệu đồng nhưng đây lại là một nghề có giá trị văn hóa, giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống nên cần được quan tâm đầu tư, bảo tồn, tránh nguy cơ bị mai một thất truyền.
 
image005
Một số sản phẩm Đan lát của dân tộc Tày xã Nghĩa Đô
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều sản phẩm mới trên thị trường đã có xu hướng thay thế dần các sản phẩm truyền thống. Có những thời điểm nghề đan lát có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Dù có nhiều đổi thay song nghề đan lát vẫn được nhân dân duy trì và truyền dạy cho các thế hệ sau, với 250 người biết đan lát trên địa bàn xã thì có trên 30 người đan thường xuyên và có 04 thợ giỏi thực hiện truyền dạy cho các thế hệ sau. Bởi vậy, khi địa phương được công nhận là điểm du lịch cộng đồng, việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống đã được huyện, xã quan tâm và đề ra các chủ trương để tạo sự gắn kết hiệu quả giữa nghề truyền thống với phát triển du lịch.
 
image007
 
Sản phẩm Đan lát gắn với điểm du lịch cộng đồng tại Nghĩa Đô
Nhằm bảo tồn nghề truyền thống, năm 2022 xã Nghĩa Đô đã thành lập Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, tập hợp các cá nhân tiêu biểu của cộng đồng, với 10 thành viên của HTX đã tổ chức được nhiều lớp học về đan lát nên nghề đan lát đã có những bước phát triển mới, sản phẩm tạo ra độc đáo, tinh xảo, phong phú hơn về chủng loại, nâng cao được khả năng cạnh tranh, giá trị cho các sản phẩm, đặc biệt sản phẩm đã góp phần bảo vệ thân thiện môi trường sinh thái, hạn chế được việc người dân có thói quen sử dụng túi nilon, hộp nhựa,…. để đựng thực phẩm và vứt bỏ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến mỹ quan, đời sống của nhân dân. Để thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển các nghề, trong năm tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2022- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó việc bảo tồn và phát triển nghề mây tre đan dân tộc Tày xã Nghĩa Đô đã được đưa vào nội dung kế hoạch.
Để nghề không bị mai một thất truyền, năm 2024 huyện Bảo Yên đã phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT và chính quyền địa phương tổ chức thẩm định để trình tỉnh xem xét công nhận danh hiệu nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô. Qua thống kê, toàn tỉnh hiện nay có 10 làng nghề, 20 làng nghề truyền thống và 17 nghề truyền thống đã được công nhận.
Như vậy, việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của xã Nghĩa Đô đã và đang được các cấp, ngành quan tâm sẽ là nền tảng quan trọng để địa phương xác định hướng đi đúng đắn, thiết thực, mang lại lợi ích nhiều mặt góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và làm thay đổi diện mạo của xã nông thôn mới.

Tác giả bài viết: Phún Trung Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:251 | lượt tải:100

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:376 | lượt tải:99

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:440 | lượt tải:116

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:427 | lượt tải:118

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:987 | lượt tải:298

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:986 | lượt tải:322

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1063 | lượt tải:534

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1010 | lượt tải:299

số 283/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Lượt xem:849 | lượt tải:249

số 282/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Lượt xem:722 | lượt tải:352
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây