Quang cao giua trang

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị nghề thêu dệt thổ cẩm của người Dao họ ở Cam Cọn

Thứ ba - 14/05/2024 09:37
Nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên 40 km về phía Tây Bắc, với 16 dân tộc cùng sinh sống, xã Cam Cọn đang nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, trong đó có nghề thêu dệt thổ cẩm của người Dao họ. Qua đó, đã góp phần vào việc giữ gìn giá trị văn hóa và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

image002

Người Dao họ tham gia dệt thổ cẩm

Nghề thêu dệt thổ cẩm ở xã Cam Cọn là một trong những nghề truyền thống lâu đời mang âm hưởng của núi rừng Tây Bắc, từ khi người Dao về định cư ở xã Cam Cọn thì nghề thêu dệt thổ cẩm đã bắt đầu được hình thành và phát triển. Ban đầu, thêu dệt thổ cẩm chỉ là để tự cung, tự cấp, may mặc thêu thùa để lấy quần áo, váy mặc hằng ngày. Về sau này, khi dân cư đông đúc, cuộc sống phát triển thì thêu dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề và trở thành một nét văn hóa mang bản sắc của người Dao nơi đây.

Thổ cẩm là một loại vải được thêu dệt thủ công với những họa tiết nổi trên bề mặt, đa dạng sắc màu muôn hình như hoa lá, cỏ cây,… Sản phẩm gắn bó thiết thực trong đời sống được tạo nên từ những tấm vải thổ cẩm như quần áo, khăn choàng, mũ,…. Ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái người Dao đã được các bà, các mẹ truyền lại nghề. Với những tấm vải thêu dệt xong không phải đem ra là có thể may vá thành nhưng sản phẩm thời trang ngay được mà còn phải trải qua các công đoạn khác nhau, giặt đi giặt lại nhiều lần cho đạt độ trắng. Tấm vải được trải trên khúc gỗ tròn, được trượt qua trượt lại bằng một phiến đá sáp ong sao cho có độ phẳng đạt theo tiêu chuẩn mong muốn thì dừng lại, sau đó được cắt may thành từng sản phẩm cần dùng. Trong đó có một khâu quan trọng cần phải kể đến và đòi hỏi sự nhẫn nại, đó là quá trình nhuộm vải thổ cẩm để được đúng màu sắc theo ý muốn, không bị lem để tạo nên các bộ quần áo, dây lưng,… Ngoài ra trong quá trình thêu dệt còn phải chọn chỉ mầu để thêu nên những sản phẩm cho phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Để thêu dệt nên những tấm thổ cẩm như ý, các hộ gia đình người Dao họ xã Cam Cọn đã dày công chuẩn bị cho mình những bộ khung cửi. Những bộ phận khung cửi lại có một chức năng thêu dệt khác nhau như: Mắc cửi, ống bu, cút nả phá (guột), que tép đan hoa, con thoi, cán cáng (cần cầu), lép mở, lép cuốn,... Người thêu dệt phải trải qua nhiều công đoạn rất cần sự kiên trì, khéo léo như mắc lót sợi nền, kéo sợi thêu dệt lên khuôn, đan nền hoa, luồn sợi vào nền,…. Không chỉ thêu dệt cho gia đình, người Dao họ còn làm thổ cẩm để bán cho các hộ trong xã và ra thị trường, với thu nhập trung bình mỗi tháng không cao, dao động từ 2,5- 3,5 triệu đồng nhưng nghề thêu dệt thổ cẩm đối với người Dao họ đó là cả sự truyền cảm hứng vào đường nét, hoa văn bằng cả tấm lòng và quan niệm nhân sinh của đồng bào mình.
 

image003
image005

Khung cửi dệt vải của người Dao họ xã Cam Cọn

Hiện nay, tuy xã hội phát triển mạnh mẽ, người Dao họ vẫn giữ được nét phong tục thêu dệt thổ cẩm truyền thống như một niềm tự hào về nguồn cội truyền thống của dân tộc vốn gắn bó với người Dao từ lâu đời. Tuy nhiên, nghề này đã và đang bị mai một do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó quan trọng nhất là công nghệ may mặc thêu thùa đã dần lấn áp việc thêu dệt thủ công của đồng bào người Dao vì nhiều người dân đã mua sẵn những tấm thổ cẩm ngoài thị trường với giá rẻ và không tốn công để thêu thùa nhiều,…

image007

Sản phẩm thêu dệt thổ cẩm của người Dao họ được bày bán trên thị trường

 

 Với mong muốn xây dựng và nhân rộng mô hình thêu, dệt thổ cẩm của người Dao họ gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phát triển các sản phẩm để phục vụ du lịch, tăng thu nhập cho người dân. Để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, năm 2023 xã Cam Cọn đã phục dựng lại và phát triển nghề truyền thống, tập hợp được các cá nhân tiêu biểu của cộng đồng tại thôn Cam 3, với tổng số hộ biết thêu dệt là 250 hộ, trong đó có 60 hộ thêu dệt thường xuyên và hiện đang được giữ gìn và phát triển đến ngày nay.

Năm 2024, xã đã hoàn thiện hồ sơ để đề nghị huyện, tỉnh xem xét công nhận danh hiệu nghề thêu dệt thổ cẩm của người Dao họ xã Cam Cọn là nghề truyền thống trên địa bàn, hiện nay tỉnh đang tổ chức xét duyệt các tiêu trí theo quy định để công nhận. Cũng theo thống kê của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai, tính đến tháng 5/2024, toàn tỉnh đã công nhận được 17 nghề truyền thống trên địa bàn 6 huyện và thị xã, bao gồm: Bát Xát, Mường Khương, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa. Trong đó có 7 nghề là thêu dệt thổ cẩm truyền thống, 3 nghề chế biến, 1 nghề mây tre đan, 2 nghề rèn đúc, 2 nghề làm hương, 1 nghề chế biến thuốc tắm và 1 nghề trạm khắc bạc truyền thống. Như vậy, việc quan tâm phát triển nghề truyền thống không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân mà còn góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển phát triển du lịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng việc tạo ra những sản phẩm giá trị, có nét đặc trưng văn hóa, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Mặc dù chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn thử thách, nhưng cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương và các hộ dân trên địa bàn xã Cam Cọn với những mong muốn trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ du khách thập phương, nâng cao đời sống tinh thần mà nó còn tạo sự đoàn kết, tin tưởng của nhân dân vào sự Lãnh đạo của chính quyền trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo sinh kế bền vững cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Mong rằng các sản phẩm ở xã Cam Cọn nói chung và nghề thêu dệt thổ cẩm của người Dao họ nói riêng sẽ tiếp tục phát triển và vươn xa.

 

Tác giả bài viết: Thuỳ Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:20 | lượt tải:10

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:19 | lượt tải:8

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:278 | lượt tải:107

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:395 | lượt tải:102

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:455 | lượt tải:119

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:443 | lượt tải:121

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1010 | lượt tải:302

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1002 | lượt tải:325

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1082 | lượt tải:543

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1030 | lượt tải:305
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây