Quang cao giua trang

Lão nông kể chuyện làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

Thứ ba - 14/05/2024 03:12
Cần cù, năng động trong xoá nghèo - làm giàu, ông Lý Văn Thắng, sinh năm 1971, dân tộc Dao, ở thôn Kho Vàng xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà lựa chọn mô hình kinh tế tổng hợp từ trồng và chế biến tinh dầu quế, chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho gia đình đồng thời giải quyết việc làm tại chỗ cho các thành viên trong gia đình và bà con trong thôn.

 Qua giới thiệu của khuyến nông viên xã Cốc Lầu, chúng tôi tới thăm mô hình trang trại kinh tế đồi rừng quế, chăn nuôi cá thương phẩm và nhà máy chế biến tinh dầu quế tư nhân của gia đình ông Lý Văn Thắng , sinh năm 1971, dân tộc Dao, ở thôn Kho Vàng thực sự ấn tượng, cảm phục trước mô hình kinh tế trang trại tư nhân kiểu mới có quy mô rộng lớn, hiện đại, khang trang.  Trong câu chuyện cởi mở ông Thắng kể về quá trình vượt khó vươn lên.
 

image001

Ông Lý Văn Thắng (áo sơ mi trắng) giới thiệu mô hình trang trại nuôi cá và xưởng chế biến quế của gia đình.

Trước đây, cũng như nhiều hộ nông dân người Mông, Dao khác trong thôn, xã Cốc Lầu, cuộc sống gia đình chủ yếu phụ thuộc vào trồng ngô, lúa và cây sắn trên nương đồi, chăn nuôi lợn, gà nhỏ lẻ. Vốn cần cù, chăm chỉ, lại được tham gia các lớp tập huấn sản xuất nông lâm nghiệp, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, lại thấy người Dao đỏ xã Nậm Đét giàu lên từ trồng quế, bắt đầu từ năm 1996, gia đình đã trồng quế và đến nay đã có được diện tích quế hơn 10 ha  đã và đang cho thu hoạch, mỗi năm trung bình từ 200- 500 triệu đồng từ thu hoạch tỉa cây, bán cành lá quế và gỗ quế.

Có của ăn của để và đặc biệt có vốn tích lũy lớn, lại có  kinh nghiệm trồng quế, cư trú ở vùng nguyên liệu quế  huyện Bắc Hà có diện tích lớn và chất lượng hàng đầu cao, lại được các ban, ngành đoàn thể tạo điều kiện cho đi thăm quan thực tế và tự tìm hiểu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ sách, báo, vô tuyến và tự đến các xưởng chế biến tinh dầu ở huyện Bảo yên, Bảo Thắng và xã Nậm Đét, ông Lý Văn Thắng , thôn Kho Vàng xã Cốc Lầu cho biết bắt đầu từ năm 2021, gia đình đã mạnh dạn đầu tư hơn 13 tỷ đồng vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng nông nghiệp 200 triệu đồng để xây dựng khu kinh tế bao gồm nhà máy chế biến tinh dầu quế và đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng hồ thả cá rộng gần 10.000 mét vuông, và tự mở đường giao thông từ trục đường bê tông liên thôn vào tận trang trại để việc sản xuất của xưởng thuận lợi.

 Trang trại kinh tế của gia đình ông Thắng được xây dựng hoàn thiện bề thế trên vùng đồi quế rộng lớn ven bờ sông chảy, thủy điện Nậm Lúc, có đường giao thông thuận lợi, nguồn nước dồi dào, đặc biệt nằm ở trung tâm 3 xã Cốc Lầu, Bản cai, Nậm Lúc là 3 xã trọng điểm quế của huyện và vùng quế hữu cơ hàng đầu của huyện, tỉnh, nằm trong vùng trung, hạ huyện gồm 12 xã trồng quế của Bắc hà với diện tích trên 1 vạn ha quế.
 

image003

Tận dụng nguồn nước sạch dồi dào ven sông Chảy, gia đình ông Thắng nuôi cá thương phẩm, phát triển kinh tế gia đình.

Con đường khởi nghiệp của gia đình không suôn sẻ như tính toán ban đầu, như các cụ thường nói “khởi đầu vạn sự nan”, ông Lý Văn Thắng , thôn Kho Vàng xã Cốc Lầu cho biết ngay khi đưa vào hoạt động đầu năm 2022 được gần nửa năm khá thuận lợi khi nguồn nguyên liệu đồi dào, máy luôn hoạt động hết công xuất, gia đình anh Thắng đã thuê 1 lái xe tải với mức lương 10 triệu đồng/tháng và từ 15- 25 lao động thanh niên địa phương để đi thu mua, khuân vác nguyên liệu quế với mức lương từ 7- 10 triệu đồng/tháng. Ngờ tưởng mọi việc êm xôi thì bắt đầu từ cuối năm 2022, thị trường quế biến động, tiêu thụ khó khăn do thị trường nước ngoài tác động, giá thành các sản phẩm quế từ cành, lá, vỏ quế tươi đều giảm và không ít hộ dân đã ngừng thu hoạch, còn lại một số chỉ thu hoạch tỉa với số lượng không đáng kể nên xưởng tạm ngừng hoạt động sản xuất tinh dầu quế đến nay.

Trong cái khó ló cái khôn, quế giảm giá cũng là lúc giá sắn tươi, khô tăng cao, gia đình anh Thắng trong thời gian chờ thị trường tiêu thụ quế ổn định để khôi phục sản xuất lại tranh thủ thu mua sắn tươi chế biến sấy khô xuất bán ra thị trường và tiếp tục nuôi cá thương phẩm, chủ yếu là cá trắm, chép. Sau vụ thu hoạch cuối năm 2021 với sản lượng hơn 12 tấn cá tươi. Cuối năm 2023, gia đình ông Thắng lại tiếp tục thả nuôi lứa thứ 2. Mặc dù con đường khởi nghiệp mới bắt đầu còn không ít khó khan, trở ngại song người đàn ông dân tộc Dao đầy bản lĩnh này vẫn tin tưởng thị trường quế nhanh chóng ổn định để phục hồi sản xuất và tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm để đứng vững trên thương trường.

Đưa chúng tôi đi thực tế, anh Vàng Văn Chu, chủ tịch Hội nông dân xã Cốc Lầu cho biết nghề nuôi cá, trồng quế và nấu tinh dầu đã có một số hộ trong xã và khu hạ huyện Bắc Hà phát triển mấy năm qua song gia đình ông Thắng là hộ tư nhân đầu tiên bỏ ra số vốn lớn và đầu tư có quy mô lớn, hiện đại. Mặc dù gặp không ít khó khăn khi mới khởi nghiệp song đây là cách làm phù hợp với thực tế địa phương. Hội nông dân xã ghi nhận, biểu dương và tuyên truyền, nhân rộng mô hình này góp phần đẩy mạnh phong trào sản xuất và kinh doanh giỏi tại địa phương.

Chia tay Cốc Lầu, chúng tôi tin tưởng và chúc cho ông Lý Văn Thắng, thôn Kho Vàng sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và thu hoạch,  thành công, thắng lợi với  mô hình kinh tế mới có quy mô lớn, hiện đại, phù hợp với địa phương vốn là vùng nguyên liệu quế lớn, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp sức cùng Chính quyền địa phương nỗ lực  giảm nghèo bền vững, phấn đấu giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới, hướng tới xã nông thôn mới kiểu mẫu nâng cao bên dòng sông chảy thơ mộng khu vực hạ huyện vùng cao Bắc Hà đang chuyển mình mạnh mẽ.

Tác giả bài viết: Lưu Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:20 | lượt tải:10

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:19 | lượt tải:8

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:278 | lượt tải:107

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:395 | lượt tải:102

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:455 | lượt tải:119

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:443 | lượt tải:121

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1010 | lượt tải:302

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1002 | lượt tải:325

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1082 | lượt tải:543

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1030 | lượt tải:305
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây