Thu gom chất thải: Chất thải phải được thu gom và phân loại thành chất thải rắn và nước thải chăn nuôi. Khu vực thu gom chất thải cần được xây dựng riêng phải đảm bảo chất thải chưa được xử lý không bị tràn ra ngoài.
Xử lý chất thải: Chất thải sau khi thu gom sẽ được xử lý. Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác nhau. Chất thải sau khi được xử lý là nguồn phân bón hữu cơ dồi dào và an toàn có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng góp phần tăng giá trị sản phẩm cây trồng, giảm lượng phân bón vô cơ, giảm độ trơ, tăng độ phì nhiêu của đất tiến tới trồng trọt theo hướng hữu cơ. Việc tận dụng chất thải sau khi xử lý giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí cho gia đình. Để xử lý được triệt để chất thải chăn nuôi chúng ta cần quy hoạch khu vực nuôi, số lượng và chủng loại để không quá tải chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt tại những nơi có sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt. Khu vực chăn nuôi cần được xây dựng xa nơi đông dân cư, có xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng. Diện tích chuồng nuôi hợp lý và nuôi đúng mật độ phù hợp, hơn nữa cần đánh giá được sự tác động với môi trường trước khi xây dựng chuồng trại.
Các gia đình khi tham gia chăn nuôi gia súc phải thực hiện đúng các
quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần có rà soát và cập nhật tình hình chăn nuôi, xử lý chất thải định kỳ để đánh giá và đưa ra các biện pháp kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý tuần hoàn chất thải chăn nuôi:
Biện pháp xử lý bằng hệ thống khí sinh học Biogas: Xử lý chất thải bằng hệ thống khí sinh học Biogas được nhiều gia đình ưa chuộng hiện nay. Đây là giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu khí methane ra ngoài môi trường. Đây là loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên.
Xử lý bằng chế phẩm sinh học: Xử lý chất thải bằng
chế phẩm sinh học cũng được nhiều hộ gia đình quan tâm và áp dụng:
Xử lý bằng men sinh học: Men sinh học là hợp chất được sử dụng từ nhiều năm trước của thế kỷ XX để giảm ô nhiễm môi trường. Từ đó đến nay, các dòng men sinh học được ứng dụng và phát triển ngày một hiệu quả hơn. Có nhiều biện pháp xử dụng men vi sinh: Có thể sử dụng men sinh học như phun vào nước thải, chuồng nuôi, chất thải và trộn vào thức ăn. Men sinh học có tác dụng giảm mùi hôi, xử lý vi khuẩn gây bệnh có hại trong chất thải chăn nuôi.
Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học: Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là việc sử dụng các phế thải trong chế biến lâm sản như mùn cưa, phôi bào hoặc chế phẩm trồng trọt cắt nhỏ có bổ sung chế phẩm sinh học. Cách làm này góp phần tạo ra lượng lớn
vi sinh vật hữu ích có lợi trong đường ruột, ức chế những vi sinh vật có hại. Các vi sinh vật này sẽ phân giải chất hữu cơ có trong chất thải, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những cách làm hiệu quả tại vùng nông thôn. Tuy nhiên đệm lót sinh học kỵ nước và sinh nhiệt nên cần thực hiện ở địa hình cao ráo cũng như làm mát hiệu quả.
Xử lý tuần hoàn chất thải chăn nuôi không những tận dụng được tối đa nguồn phân chất lượng cao bón cho cây trồng góp phần cải tạo đất và giảm chi phí mua phân