Quang cao giua trang

NÔNG NGHIỆP LÀO CAI: HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG

Thứ ba - 16/04/2024 16:04
Theo ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lào Cai “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm” là chủ trương đã được Nghị Quyết Đại hội lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đặt ra.
Hướng đi đúng
 Có thể khẳng định rằng, hệ thống các cơ chế, chính sách, Chương trình mục tiêu Quốc gia ( CT-MTQG), trong đó cơ chính hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị (hỗ trợ thông qua doanh nghiệp, HTX – chủ trì liên kết) đã phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, là nguồn lực hỗ trợ tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Toán 2 2

Theo ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai, nói đến “phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, chuỗi liên kết nông nghiệp” là tổng thể các hoạt động liên quan đến ngành nông nghiệp, bao gồm các hoạt động có quan hệ với nhau: “cung cấp đầu vào => tổ chức sản xuất => chế biến => tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”. Đây là một chuỗi khép kín, hình thành với sự kết hợp cả liên kết ngang (nông dân - nông dân, HTX - HTX, doanh nghiệp - doanh nghiệp) và liên kết dọc (nông dân - HTX - doanh nghiệp). Hiện nay, toàn tỉnh có 30 mô hình liên kết theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP, cùng với 16 doanh nghiệp tham gia liên kết với các HTX, hộ nông dân và 26 HTX tham gia liên kết với các HTX và hộ nông dân; quy mô liên kết 11.575 ha với 10.503 hộ dân tham gia. Triển khai Chương trình MTQG đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 131 dự án/kế hoạch sản xuất nông nghiệp (trong đó có 68 dự án liên kết, 63 dự án cộng đồng), với số vốn giao 215,6 tỷ đồng, bằng 51% KH giai đoạn 2021 - 2025; đến nay giải ngân được 77,8 tỷ đồng, đạt 36% KH. Riêng 10 xã nghèo nhất tỉnh đã triển khai được 25 dự án với số vốn 36,8 tỷ đồng và đã giải ngân được 10 tỷ đồng, đạt 27,2% KH. Các dự án/kế hoạch tập trung chủ yếu phát triển các ngành hàng chủ lực của tỉnh (dược liệu, chè, dứa, chuối, lợn); cây ăn quả ôn đới. Cùng với các cơ chế, chính sách của tỉnh, các nguồn lực từ Chương trình MTQG, các nguồn vốn hợp pháp khác đã tạo động lực cho nông nghiệp phát triển, bước đầu chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường; chuyển sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang xu hướng sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa, giúp đảm bảo cho các chủ thể tham gia chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Kết quả bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh như cây ăn quả ôn đới Sa Pa, Bắc Hà, Quế - Bảo Yên, Chè - Mường Khương..., góp phần vào tăng trưởng của ngành của ngành Nông nghiệp năm 2023 là 3,22%; tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 giảm 4,43%; riêng 10 xã nghèo tỷ lệ giảm 10,41%; thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đạt 95 triệu đồng/năm. Đặc biệt việc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được thực hiện theo liên kết sản xuất (hỗ trợ thông qua chủ trì liên kết là các doanh nghiệp, HTX) đang dần thay đổi tư duy ỉ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; các Doanh nghiệp, HTX đã chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch, phát triển, kiểm soát được quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thu mua, giảm chi phí giao dịch, có nguồn cung ổn định và gián tiếp sử dụng lao động nông thôn. Đồng thời, việc ký kết hợp đồng bao tiêu sẽ bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, giảm rủi ro về giá cả, người dân được tiếp cận nhanh chóng với khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất hiện đại trong nông nghiệp...
Những “rào cản” bước đầu
Toán 1 1

          Bên cạnh những thuận lợi được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, sự phối hợp của UBND các huyện, thị xã, thành phố và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là nội dung thực hiện phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc các Chương trình MTQG nói riêng vẫn còn gặp một số khó khăn, như:
Các chính sách của Trung ương tuy đã được ban hành kịp thời, nhưng các hướng dẫn còn chậm và liên tục sửa đổi bổ sung, thay đổi nên việc tổ chức triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có quy định các doanh nghiệp, HTX (chủ trì liên kết) tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số...; Hai là, bước đầu các cơ quan chức năng và địa phương còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện, duyệt dự án đến thanh quyết toán; Việc tìm kiếm, lựa chọn các chủ trì liên kết để phù hợp với đối tượng của các chương trình gặp nhiều khó khăn; Việc liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX với người dân vẫn còn lỏng lẻo, sản phẩm chưa tiêu thụ được nhiều; Hoạt động của các HTX, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn thụ động, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, chưa có chiến lược rõ ràng, định hướng cụ thể; Nhận thức của nông dân về vai trò, quyền và lợi ích trong việc tham gia vào chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp chưa cao.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn
          Trước hết phải khẳn định, việc triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng trong giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện nay và là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Để khắc phục các khó khăn và tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong thời gian tới, Sở NN & PTNT Lào Cai đã đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về chính sách, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, lợi ích tham gia chuỗi giá trị cho người sản xuất, doanh nghiệp; tăng cường giới thiệu về gương điển hình tiên tiến, các mô hình liên kết/chuỗi giá trị sản xuất làm tốt cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, người tiêu thụ... Đẩy mạnh vận động, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển từ mô hình sản xuất hộ gia đình sang hợp tác, liên kết sản xuất chuỗi giá trị, tạo ra nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.
Thứ hai: Cần tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng với chi phí thấp, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp; khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ giới thiệu kết nối doanh nghiệp có năng lực, uy tín tham gia liên kết tiêu thụ để người dân yên tâm sản xuất.
Thứ ba: Coi trọng và phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể, vị thế, năng lực của nông dân trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, tăng sự liên kết ngang trong sản xuất với sự tham gia các tổ chức kinh tế tập thể; coi trọng khuyến khích và tổ chức nhiều mô hình liên kết dọc, đảm bảo thống nhất và đồng bộ tất cả các khâu từ sản xuất đến người tiêu dùng. Tăng cường vai trò các HTX trong chuỗi theo hướng khuyến khích hợp nhất các HTX cùng lĩnh vực trên địa bàn cùng huyện hoặc tỉnh để tập trung sức mạnh các nguồn lực HTX. Đồng thời, cần phải tạo ra mối liên kết từ người sản xuất đến người tiêu dùng, là liên kết dọc giữa nông dân với các doanh nghiệp, giúp giảm thiểu các khâu trung gian làm tăng chi phí đầu vào, giảm giá trị đầu ra, gây thiệt hại cho người sản xuất; giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, ổn định sản xuất theo kế hoạch, phát huy được giá trị thương hiệu.
Thứ tư: Quan tâm công tác đánh giá, dự báo thị trường, thường xuyên cập nhập, nắm chắc thông tin thị trường cung cầu hàng hóa nông sản. Đây là cơ sở để giúp người nông dân, doanh nghiệp nghiên cứu, điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường và chủ động tìm đầu ra cho nông sản, là cơ sở thiết lập hợp đồng dài hạn giữa người sản xuất và người chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Và cuối cùng là các địa phương, các Sở ngành cần tăng cường, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG nói chung, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nói riêng. Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, Sở ngành, đơn vị có liên quan, đặc biệt là UBND cấp xã trong quá trình triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai  chia sẻ: Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 là định hướng phát triển sản xuất là những nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong giai đoạn tới. Đây là một nhiệm vụ khó khăn để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của người dân, hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh, nông nghiệp an toàn, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội; góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực của ngành, rất cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp...

Tác giả bài viết: Lục Văn Toán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:96 | lượt tải:32

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:89 | lượt tải:21

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:356 | lượt tải:123

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:468 | lượt tải:117

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:533 | lượt tải:133

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:513 | lượt tải:135

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1098 | lượt tải:318

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1083 | lượt tải:346

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1142 | lượt tải:576

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1146 | lượt tải:322
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây