Quang cao giua trang

Thị xã Sa Pa: Ba mũi nhọn đột phá trong xây dựng NTM

Thứ tư - 17/04/2024 15:52
Triển khai thực hiện kế hoạch Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2024, UBND huyện Sa Pa đã xác định chọn ba mũi nhọn đột phá, đó là “phát triển nuôi - trồng, chế biến dược liệu; phát triển nghề dệt thổ cẩm và du lịch cộng đồng”.


Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ Thị xã (nhiệm kỳ 2020 – 2025) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025  đề ra, năm 2024, Thị xã Sa Pa tập trung thưc hiện Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phấn đấu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo về dưới 10% ; hộ cận nghèo dưới 5%.

Theo ông Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa: Thị xã Sa Pa đã duy trì và chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh và giảm nghèo bền vững, ưu tiên việc duy trì và phát triển các mô hình giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn. Lồng ghép triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG gia trên địa bàn và huy động các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, xã hội hóa và từ nguồn lực của người dân.

Với lợi thế phát triển nông nghiệp ôn đới và du lịch, dịch vụ. Thị xã Sa Pa đã định hướng, phê duyệt và hướng dẫn nhân dân tập trung thực hiện nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo.

·        Tận dụng lợi thế thiên nhiên ưu đãi

Nằm ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển, Sa Sa là vùng đất duy nhất của Lào Cai mang khí hậu ôn đới quanh năm. Đây là lợi thế riêng có để địa phương này phát triển nuôi - trồng các loại cây, con thích nghi với khí hậu ôn đới, như: nuôi cá nước lạnh thương phẩm và trồng các là cây thảo dược có giá trị kinh tế cao.

Ở lĩnh vực này, đến nay đã có hàng chục tổ chức, cá nhân thành đạt và kinh doanh có lãi, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định ở mức trên trung bình. Đó là Công ty cổ phần Sa Pa Napro, HTX sản xuất Tía tô; Công ty Tra pha co chuyên kinh doanh các sản phẩm từ cây thảo dược địa phương như trồng và chế biến cây Tía tô, Atisô, chè Ô Long, Công ty TNHH MTV Lợi Sơn Điền đã phát triển mô hình du lịch gắn với trồng và chế biến cây dược liệu  diện tích trên 300 ha, doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng/năm.  

Bên cạnh cây dược liệu, việc chọn nuôi và phát triển cá nước lạnh cũng tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân. HTX  nuôi trồng cá hồi, cá tầm Thức Mai là một điển hình, mỗi năm cơ sở này sản xuất và tiêu thụ khoảng 60 tấn cá tươi, doanh thu đạt bình quân khoảng 12 - 15 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của HTX đã sớm được các cơ quan chức năng công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP.

Đó là chưa kể một số mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu của người dân góp phần giảm nghèo như: Phát triển hoa địa lan với 115 nghìn chậu tại các xã Tả Phìn, Hàm Rồng, Ngũ Chỉ Sơn...; Phát triển cá nước lạnh với diện tích 13 ha tại các xã, phường Ngũ Chỉ Sơn, Tả Van, Hoàng Liên...; Phát triển rau trái vụ 796 ha tại các xã Tả Phìn, Sa Pả, Trung Chải, Hàm Rồng...; mô hình phát triển cây ăn quả ôn đới 830 ha tại các xã Trung Chải, Mường Hoa, Tả Phìn, Ô Qúy Hồ...đã giúp người dân bám đất, phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

·        Mô hình thêu dệt thổ cẩm
 

Toán 1

Các mô hình trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp được bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống như may thêu thổ cẩm, mây tre đan, nấu rượu truyền thống tại các xã Tả Phìn, Mường Hoa, Hoàng Liên, Tả Van, Thanh Bình. Trong đó điển hình như mô hình liên kết phát triển sản xuất thổ cẩm của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Lan Rừng với quy mô liên kết sản xuất, tiêu thụ với 200 hộ dân tại các xã Liên Minh, Thanh Bình, Tả Van trên địa bàn, doanh thu 2-3 tỷ đồng/năm; mô hình Phụ nữ làm chủ của HTX Mường Hoa với trên 300 phụ nữ tham gia, doanh thu đạt trên 650-700 triệu đồng/năm; mô hình thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông thôn Cát Cát, xã Hoàng Liên với trên 30 hộ tham gia, doanh thu đạt trên 500 triệu đồng/năm và mô hình làng nghề nấu rượu truyền thống Thanh Kim tại xã Thanh Bình với 01 HTX và 30 hộ gia đình tham gia, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng/năm.

·        ... Đến mô hình Du lịch cộng đồng
 

Toán 5

Từ 02 mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói, giảm nghèo thực hiện thí điểm tại cộng đồng các dân tộc thiểu số vào năm 1998, đến nay trên địa bàn thị xã Sa Pa đã có 05 điểm du lịch cộng đồng chính thức được UBND tỉnh công nhận, gồm các điểm du lịch nằm dọc thung lũng Mường Hoa, như  các điểm du lịch: Cầu Mây, Tả Van, Mường Hoa, Bản Hồ, Liên Minh... Điểm du lịch Tả Phìn, Điểm du lịch Sín Chải (Tổ 3 Ô Quý Hồ), điểm du lịch Má Tra (phường Hàm Rồng) và điểm du lịch làng nghề Cát Cát (xã Hoàng Liên). Các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ tập trung tại các cộng đồng dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Giáy và Xa Phó..., trong đó tập trung nhiều nhất tại các xã Tả Van (158 cơ sở), Tả Phìn (82 cơ sở), Mường Hoa (73 cơ sở), Bản Hồ (47) và một số xã khác như: Hoàng Liên, Ngũ Chỉ Sơn, Thanh Bình, Mường Bo.

Các mô hình lĩnh vực du lịch được khai thác dựa trên đặc điểm tự nhiên, khí hậu đặc trưng và bản sắc văn hóa độc đáo của nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa.

Mỗi năm các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn thị xã Sa Pa đón khoảng 2 triệu lượt khách tham quan với mức doanh thu tại các điểm du lịch cộng đồng ước đạt đạt 1,2 tỷ đồng (Mức chi tiêu bình quân 600.000đ/khách). Thu nhập bình quân của các hộ có tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng trên địa bàn Sa Pa đạt từ 80 - 216 triệu đồng/năm; khẳng định phát triển du lịch cộng đồng là phương thức hữu hiệu giảm nghèo bền vững cho các động đồng dân tộc thiểu số - đặc biệt là tại các điểm có tiềm năng phát triển du lịch. Nhìn chung các dự án, mô hình đã cơ bản bám sát mục tiêu “thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các địa phương nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn”.

·        Dấu ấn và mục tiêu

Theo đánh giá của UBND thị xã Sa Pa, bằng những nỗ lực đồng bộ, năm 2023, Sa Pa đã ghi dấu ấn tích cực: tỷ lệ giảm nghèo đạt 7,75% ( vượt 29,2% so với KH tỉnh giao, vượt 14% KH thị xã đề ra), tỷ lệ giảm số hộ cận nghèo đạt 0,59%; số hộ nghèo đa chiều còn lại chiếm tỷ lệ 20,7%; số hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 11.96%.

Năm 2024, thị xã đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo về dưới 10% ; hộ cận nghèo dưới 5%. Để đạt được mục tiêu này, thị xã Sa Pa đã và đang chỉ đạo quyết liệt các giải pháp phân công nhiệm vụ “Rõ người, rõ việc, rõ thời gian và rõ kết quả”; phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện bền vững việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên việc duy trì và phát triển các mô hình giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn. Đặc biệt là việc nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả tại địa phương, nhất là lĩnh vực phi nông nghiệp gắn với việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm; Triển khai, đề xuất chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, huy động tối đa và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn vốn  

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân dễ dàng tiếp cận thông tin Chương trình, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân. Đặc biệt là các mô hình, tấm gương giảm nghèo tiêu biểu trên địa bàn thị xã.

Đề xuất xây dựng thêm các dự án phi nông nghiệp, đặc biệt là dự án du lịch để có thể tận dụng tối đa kinh phí nguồn ngân sách từ Chương trình MTQG trong xây dựng và triển khai các dự án hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo bền vững, đồng thời tổ chức tập huấn chuyên đề về việc xây dựng và triển khai các dự án phi nông nghiệp (đặc biệt là du lịch) trong thực hiện các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho các địa phương để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ, hướng dẫn các xã, phường thực hiện./.

Tác giả bài viết: Lục Văn Toán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:58 | lượt tải:35

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:150 | lượt tải:45

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:145 | lượt tải:51

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:654 | lượt tải:220

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:700 | lượt tải:228

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:744 | lượt tải:385

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:670 | lượt tải:228

số 283/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Lượt xem:624 | lượt tải:187

số 282/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Lượt xem:473 | lượt tải:235

3693/UBND-NLN

Mẫu hồ sơ thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lượt xem:528 | lượt tải:240
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây