Quang cao giua trang

Nông thôn mới - Chương trình hiệu quả ở Lào Cai

Thứ ba - 24/08/2021 09:35
Trước khi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện, khu vực nông thôn của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, thu nhập của cư dân nông thôn thấp, nông thôn phát triển chưa theo quy hoạch, quản lý và sử dụng đất kém hiệu quả, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, hiệu quả sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề chưa cao; quan hệ sản xuất còn thiếu đồng bộ; hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; môi trường nông thôn hạn chế, công tác an sinh xã hội chưa được quan tâm đúng mức; an ninh, trật tự còn tiềm ẩn các yếu tố phức tạp... đã dẫn tới đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trước năm 2010, tỉnh Lào Cai không có xã đạt 19 tiêu chí; bình quân tiêu chí đạt 3,3 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân khu vực nông thôn 7,44 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo 53,47% (theo quy định cũ); đặc biệt có 96 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Các tiêu chí chưa hoàn thành tập trung chủ yếu vào một số tiêu chí như: Thu nhập, hộ nghèo, môi trường, nhà ở dân cư, an toàn thực phẩm, điện, quốc phòng và an ninh, hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật, tổ chức sản xuất. Ngoài ra, một số tiêu chí liên quan đến hạ tầng cơ sở cũng khó thực hiện do địa hình phức tạp, chia cắt, thiên tai thường xuyên, xuất đầu tư lớn.

Từ những khó khăn đó, khi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được phê duyệt, Tỉnh Lào Cai đã xác định đây là Chương trình khung của các Chương trình để phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng đối với khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Để triển khai Chương trình đồng bộ, rộng khắp và có trọng tâm trọng điểm tổ chức hiệu quả, tỉnh đã vận dụng sáng tạo các quy định của Trung ương gắn với điều kiện thực tế của địa phương để triển khai. Qua 10 năm thực hiện, Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đã đạt được những thành tựu hết sức đáng kể như: Đến hết tháng 5/2021 có 61/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 61 xã so với năm 2010); 01 xã nông thôn mới nâng; 01 thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, huyện Bảo Thắng đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã là 15,15 tiêu chí (tăng 11,85 tiêu chí so với năm 2010); hết năm 2018 không còn xã dưới 5 tiêu chí. Qua tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đúc kết có 4 điểm nhấn, sáng tạo đã tạo lên thành công của Chương trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.
Đầu tiên, tỉnh Lào Cai xác định tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng nhất, công tác tuyên truyền phải đi trước một bước để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đến với người dân nhanh, hiệu quả. Tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì để triển khai công tác tuyên truyền, vận động trên địa bàn tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã nghiên cứu và triển khai thí điểm mô hình “Ban Tuyên vận xã, Tổ tuyên vận thôn” và năm 2012 đã tiến hành thí điểm tại 35 xã phấn đấu hoàn thành nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Sau hơn 01 năm triển khai, mô hình đã được nhân rộng áp dụng tại 144 xã trên địa bàn tỉnh; việc thành lập Ban Tuyên vận xã, Tổ tuyên vận thôn không chỉ giúp cấp ủy, chi bộ trong công tác lãnh đạo mà còn điều hành toàn bộ công tác tư tưởng, dân vận của Đảng ở cơ sở, bảo đảm kết hợp chặt chẽ các khâu lý luận, tuyên truyền và cổ động, gắn công tác tư tưởng với công tác dân vận, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Quan trọng nhất, nhờ Ban tuyên vận và Tổ tuyên vận mà cấp ủy cấp xã và chi bộ ở thôn điều hành được tất cả các lực lượng trong hệ thống, nhất là các lực lượng tuyên truyền miệng trên mọi lĩnh vực, của tất cả các tổ chức theo quy chế chặt chẽ, thống nhất và thường xuyên, liên tục. Qua công tác tuyên truyền vận động, đã huy động được các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh tổng số quy ra tiền là trên 1.518 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 232 tỷ đồng; 5 triệu công lao động, hiến trên 400ha đất, 7.800 tấn xi măng và nhiều hiện vật khác để đầu tư các công trình hạ tầng và hoàn thành các mục tiêu về phát triển nâng cao mức sống của Nhân dân.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, hiệu quả thì các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đã được triển khai rộng khắp, đến với mọi cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Ngoài triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” do Trung ương phát động, tỉnh Lào Cai đã phát động các phong trào thi đua chuyên đề hàng năm và giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, như: “Bảo vệ, phát triển rừng và trồng trồng cây xanh”; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao giá trị trên thu nhập trên đơn vị đất canh tác trên địa bàn tỉnh”; “Phát triển giao thông nông thôn, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; Vệ sinh môi trường nông thôn”; “Xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc”; “Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn”; ... Từ phong trào thi đua chung và các phong trào thi đua chuyên đề đã thể hiện rõ hơn vai trò chủ thể của Nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở nông thôn; tăng cường tính tự quản của cộng đồng; giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; bảo đảm cảnh quan, môi trường, sinh thái xanh - sạch - đẹp; vai trò, chức năng hạt nhân lãnh đạo của Chi bộ thôn, bản trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ngày càng được khẳng định rõ nét. Nhiều tập thể, các nhân điển hình tiên tiến đã được khen thưởng kịp thời, như: UBND tỉnh Lào Cai đã tặng 95 Cờ thi đua cho các cơ quan, đơn vị và địa phương; Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen cho 326 tập thể, 537 cá nhân và 71 hộ gia đình được và nhiều tập thể, cá nhân được nhận khen thưởng của các ban, ngành, địa phương.

Quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở và nắm bắt, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc tại địa phương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; các huyện, thị xã, thành phố phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ huyện ủy, lãnh đạo các phòng ban, đoàn thể cấp huyện trực tiếp giúp đỡ các xã, thôn bản và phối hợp với các đồng chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp tỉnh giúp đỡ các xã. Qua gần 10 năm triển khai, công tác giúp đỡ xã về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đã giúp các xã thực hiện tốt hơn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng cho các xã về mục tiêu, kế hoạch hàng năm, giai đoạn; giúp xã đề ra các giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tạ cơ sở. Ngoài ra, tỉnh còn phân công một số các công ty, doanh nghiệp phối hợp các đồng chí lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hỗ trợ, đóng góp, ủng hộ các xã các công trình phúc lợi, đỡ đầu các hộ gia đình chính sách, gia đình đặc biệt khó khăn... Qua phân công các đồng chí lãnh đạo giúp đỡ xã, công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tại cơ sở đã được nâng lên, các mục tiêu, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững hàng năm, giai đoạn đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra. Từ năm 2012 đến nay, các đồng chí lãnh đạo và các doanh nghiệp được phân công giúp đỡ xã ngoài hướng dẫn chỉ đạo, tuyên truyền còn tích cực hỗ trợ, ủng hộ đóng góp thực hiện xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại cơ sở với tổng giá trị quy ra tiền là hơn 160,676 tỷ đồng, trong đó: 23,976 tỷ đồng tiền mặt;  trên 37.200 ngày công lao động, ủng hộ 4.326 tấn xi măng, 3.304m3 cát sỏi, 12.933 xuất quà và học bổng, hỗ trợ xây dựng 343 nhà tình nghĩa, 127 máy trộn bê tông, tặng 217 bộ máy tính, hỗ trợ xây mới 103 phòng học và các công trình phụ trợ, 335 con bò giống, trên 5000 ghế cho nhà văn hóa, 4.568 bộ quần áo, giày dép và đồ dùng học tập cho các em học sinh...

Để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tiếp tục được hiệu quả, thực chất và đi vào chiều sâu, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, như: “Nội dung dễ làm trước, khó làm sau; Nội dung ít vốn làm trước, nhiều vốn làm sau. Nơi nào được sự đồng thuận tốt của nhân dân làm trước, chưa đồng thuận thì làm sau. Không đầu tư dàn trải các tiêu chí, triển khai thực hiện các nội dung, công việc theo thứ tự ưu tiên phù hợp khả năng các nguồn vốn hàng năm và cả giai đoạn, gắn với lộ trình, kế hoạch thực hiện từng tiêu chí nông thôn mới của xã” và với cơ chế nhà nước, Nhân dân cùng làm, HĐND tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Với những nguyên tắc cơ bản trên các cấp, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các xã đã rà soát, đánh giá hiện trạng xây dựng nông thôn mới tại cơ sở, Nhân dân được bàn bạc, lựa chọn những nội dung, công việc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như: đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn (nếu chỉ có nguồn vốn ngân sách nhà nước thì kinh phí phải đầu tư rất lớn, nhưng với sự đồng thuận, ủng hộ, đóng góp, hiến đất của Nhân dân nhiều công trình chỉ cần nhà nước hỗ trợ 70%); đào tạo nghề, tạo việc làm; tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… Qua đó, kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn đã được đầu tư khang trang, đồng bộ hơn tạo điều kiện phát triển giao thương, buôn bán của Nhân dân, tạo môi trường an toàn cho Nhân dân nông thôn phát triển nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Từ quan điểm chỉ đạo trên, qua 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, khu vực nông thôn đã được đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, nâng cao, an sinh xã hội ngày được đảm bảo, dân chủ ở cơ sở được phát huy; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được nâng lên, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các vùng, đặc biệt là tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các khu vực có nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng cao và vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người. Nâng cao trình độ nhận thức của cư dân sống ở khu vực nông thôn để người dân có trình độ sản xuất tiên tiến, đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Lào Cai cơ bản trở thành tỉnh phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc trong những năm tới. Ghi nhận những kết quả đã đạt được, Chủ tịch nước 02 lần tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai (giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020), 01 tập thể được trao tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (huyện Bảo Thắng); 13 tập thể và 08 cá nhân được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Với quan điểm chỉ đạo của Trung ương là xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lâu dài. Tỉnh Lào Cai xác định quá trình xây dựng nông thôn mới phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và bền bỉ đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của Nhân dân.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tiếp theo còn hết sức khó khăn. Tuy nhiên, trên tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai, sẽ tiếp tục vận dụng linh hoạt, đổi mới sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Trung ương giao và hoàn thành tốt mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đề án số 01-ĐA/TU của Tỉnh ủy trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai./.

Tác giả bài viết: Trung Kiên - Phó Chánh VPĐP NTM tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:55 | lượt tải:22

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:40 | lượt tải:15

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:321 | lượt tải:117

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:440 | lượt tải:112

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:483 | lượt tải:127

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:463 | lượt tải:130

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1039 | lượt tải:308

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1037 | lượt tải:335

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1106 | lượt tải:557

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1091 | lượt tải:316
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây