Quang cao giua trang

Mường Khương: Loay hoay với bài toán “thu nhập” thời COVID

Thứ tư - 08/12/2021 08:50
Tiêu chí thu nhập là tiêu chí số 10 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Tuy nhiên, thiên tai cùng với dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đang tác động không nhỏ đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho nên tiêu chí này lại đang là một khó khăn, thách thức đối với hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện Mường Khương.
Theo quy định của Bộ tiêu chí xã NTM tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, tiêu chí thu nhập được thay đổi theo từng năm. Cụ thể, để đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 phải đạt 26 triệu đồng/năm; năm 2018 phải đạt 30 triệu đồng/năm; năm 2019 phải đạt 33 triệu đồng/năm; năm 2020 cần đạt 36 triệu đồng/năm. Mặc dù hiện nay thu nhập ở xã thuộc huyện Mường Khương đã có bước phát triển mạnh, tuy nhiên thu nhập của các xã đạt chuẩn NTM đa phần ở mức tối thiểu của tiêu chí.

Nguyên nhân là do ở một số nơi, công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo chưa cao, trình độ tay nghề và năng suất lao động còn thấp. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của một số hợp tác xã (HTX) còn hạn chế, chưa đảm bảo vai trò dẫn dắt kinh tế hộ sản xuất; việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân - HTX - doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, nhu cầu hợp tác sản xuất còn thấp, có nơi còn hình thức.

Cái khó để huyện Mường Khương thực hiện tiêu chí thu nhập chính là huyện 30a có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,92% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025), cơ cấu kinh tế của địa phương chủ yếu là nông nghiệp. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa được đầu tư phát triển đồng bộ. Các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn còn nhiều hạn chế nên việc kéo giãn lao động nông thôn ra khỏi sản xuất nông nghiệp không phải là chuyện “một sớm, một chiều”.

Để tăng mức thu nhập, thời gian qua, UBND huyện đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế như xác định cây trồng vật nuôi chủ lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá; khuyến khích các mô hình chăn nuôi; tập trung phát triển kinh tế đồi rừng gắn lâm nghiệp với hình thành quy mô trang trại, đồng thời kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất với người dân. Tuy những giải pháp đó đã việc giúp người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định để cải thiện phần nào cuộc sống khó khăn của mình nhưng chưa thực sự nâng cao thu nhập cho người dân.
 
IMG 3054
Vùng sản xuất chè hữu cơ mang lại thu nhập ổn định cho người dân
 
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa huyện Mường Khương, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Một số mặt hàng nông sản chủ lực như chuối, dứa, quýt, chè, gạo séng cù...đều giảm sản lượng tiêu thụ và giá bán ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trong huyện.

Cây chuối với tổng diện tích toàn huyện có 1.310,25 ha giảm 8,15ha do một số hộ đã chuyển đổi từ cây chuối sang trồng chè (diện tích cho thu hoạch năm 2021 là 939,25ha) trồng tập trung tại các xã: Bản Lầu, Bản Sen, Thanh Bình, Nậm Chảy và Lùng Vai. Sản phẩm chuối quả của huyện Mường Khương đã được cấp mã số vùng trồng, xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc chiếm 90% sản lượng chuối toàn huyện và 10% sản lượng tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, từ ngày 05/8/2021 đến ngày 28/8/2021 phía Trung Quốc tạm dừng thu mua nông sản của Việt Nam trong đó có sản phẩm chuối quả của huyện Mường Khương, có khoảng 952 tấn chuối chín phải vứt bỏ làm phân hữu cơ. Từ ngày 29/8 phía cửa khẩu Trung Quốc dù mở cửa trở lại đối với sản phẩm chuối quả nhưng Trung Quốc siết chặt quy định kiểm dịch Covid - 19 nên sản lượng xuất khẩu giảm mạnh, mỗi ngày chỉ xuất được từ 2-3 xe tương đương 30-40 tấn.
 
IMG 4348
Chuối vào vụ thu hoạch nhưng khó khăn trong đầu ra
 
Cây dứa có tổng diện tích năm 2021 là 1.195,2ha, diện tích thu hoạch 613,13ha đã thu hoạch xong sản lượng đạt 16.554,5 tấn, với giá bán bình quân 5.000 đồng/kg, giá trị sản lượng đạt 92,28 tỷ đồng. Từ năm 2018 trở về trước quả dứa của huyện chủ yếu tiêu thụ sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch với giá dao động từ 4.000 – 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên trong 2 năm 2019-2020, sản phẩm dứa không nằm trong danh mục nông sản được nhập khẩu chính ngạch do chính phủ Trung Quốc, trong khí đó đường tiểu ngạch cũng bị kiểm soát chặt chẽ nên sản phẩm dứa hoàn toàn tiêu thụ trong nước với giá trung bình 2.000 – 3.000 đồng/kg.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh và UBND huyện Mường Khương đã kêu gọi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu xây dựng nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại huyện Mường Khương và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/202, đến nay đã tiến hành thu mua được 2.000 tấn dứa quả, bước đầu cho thấy đã có mối liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, tuy nhiên công suất của nhà máy chỉ bao tiêu được khoảng 5.000 tấn dứa quả chiếm 30% sản lượng dứa toàn huyện; còn lại 70% sản phẩm dứa quả được tiêu thụ cho các nhà máy chế biến rau quả tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa ...và các chợ trong, ngoài tỉnh, việc tiêu thụ chỉ thông qua các thương lái không có hợp đồng liên kết.
 
IMG 3182 (1)
Mường Khương tìm nhiều giải pháp tiêu thụ dứa giúp người dân
 
Thời gian tới huyện tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách phát triển sản xuất, giảm hỗ trợ trực tiếp, tăng hỗ trợ tín dụng; xây dựng các mô hình, dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho các cá nhân, tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp,... đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Năm 2021, huyện Mường Khương phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng/người/năm và có 01 xã hoàn thành tiêu chí (xã Nậm Chảy). Ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2021 thu nhập bình quân toàn  huyện  đạt  36  triệu  đồng,  trong  đó  khu  vực  nông  thôn  đạt  30  triệu đồng/người/năm. Để đạt được mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có kế hoạch cụ thể trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát triển nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu... thì mới có thể thực hiện tiêu chí thu nhập bền vững.

Tác giả bài viết: Đình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:55 | lượt tải:22

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:40 | lượt tải:15

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:321 | lượt tải:117

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:441 | lượt tải:112

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:483 | lượt tải:127

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:463 | lượt tải:130

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1039 | lượt tải:308

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1037 | lượt tải:335

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1106 | lượt tải:557

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1091 | lượt tải:316
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây