Quang cao giua trang

Con giống cũ, cách làm mới để phát triển kinh tế ở các xã nghèo Lào Cai

Thứ ba - 21/11/2023 15:23
Thành công từ mô hình “Chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng” đã mở hướng làm ăn cho bà con của 10 xã khó khăn nhất của tỉnh Lào Cai.
Từ tháng 7/2022 đến tháng 4/2023, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai thực hiện mô hình “Chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng” tại 3 xã đặc biệt khó khăn gồm xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn), xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) và xã Phìn Ngan ( huyện Bát Xát).
Con giống cũ, cách làm mới
Ông Châu A Cáng ở xã Nậm Chày huyện Văn Bàn cho biết: Ngay từ khi tham gia mô hình, gia đình ông phải sửa sang chuồng cho cao ráo, sạch sẽ theo hướng dẫn của cán bộ Khuyến nông. Gia đình ông được hỗ trợ 4 con lợn giống cùng 100% chi phí thức ăn, thuốc phòng, chống dịch bệnh; đồng thời được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi..., việc chăm sóc đàn lợn theo mô hình này khác hoàn toàn với cách nuôi lợn thả rông trước đây. Thức ăn của lợn chủ yếu là bột ngô, cám gạo, cây chuối  cùng các loại rau nhà trồng được rồi đem nấu chín . Khi cho ăn, phải chú ý các biểu hiện của lợn như bỏ ăn, tiêu chảy... để kịp thời xử lý, chữa trị. Chuồng trại được vệ sinh thường xuyên và định kỳ phun thuốc khử trùng 1 tuần hoặc 2 tuần một lần, tùy thuộc vào thời tiết...
5
 
Chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn lợn của ông Châu A Cáng xã Nậm Chày (Văn Bàn) phát triển tốt.
Trong suốt quá trình chăn nuôi, không có dịch bệnh xảy ra, đàn lợn được gia đình ông chăm sóc cẩn thận nên lớn nhanh, trọng lượng bình quân từ 78 - 82kg/con. Trong đó, một con trong đàn đã đẻ được 5 lợn con, đàn lợn có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt tốt nên bán giá cao hơn và dễ tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt trong suốt quá trình chăn nuôi lợn chất thải được thu gom rồi ủ thành phân hữu cơ nên không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho con người và cộng đồng.
Ông Châu A Cáng chia sẻ: Lợn đen bản địa là giống có chất lượng tốt nhất so với các giống lợn khác. Với đặc điểm lông dày, ngắn, da thô, tai nhỏ, do được thuần hóa lâu đời nên chúng dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, có sức đề kháng cao, không kén thức ăn. Sau 7 tháng nuôi, tỷ lệ sống đến khi xuất bán đạt 100%. “Lợn đen bản địa vẫn được người dân nuôi từ lâu nhưng nhiều gia đình không chú trọng việc thu gom xử lý chất thải, chuồng ẩm ướt, lợn bị lạnh... Công tác vệ sinh thú y chưa đảm bảo, kết hợp phòng bệnh chưa triệt để (tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh thấp)... dẫn đến lợn dễ bị viêm phổi và tiêu chảy (chủ yếu vào những đợt mưa kéo dài)”.
Cùng với gia đình ông Cáng còn có 15 hộ thuộc 4 thôn: Khâm Dưới, Hỏm Dưới, Pờ Xí Ngài, Lán Bò, tại xã Nậm Chày, huyện Văn Bàn tham gia mô hình “Chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng” với quy mô 50 con. Đàn lợn phát triển tốt, trọng lượng bình quân 83kg/con (bằng 105% kế hoạch), sản lượng 4.150kg (119% kế hoạch), tổng thu  290.500.000 đồng; trừ chi phí, lãi 59.975.000 đồng.
Hay Mô hình tại xã tại xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương), quy mô nuôi 84 con/20 hộ ở thôn Sín Lùng Chải và thôn Lùng Khấu Nhin, lợn đạt trọng lượng bình quân 83-84kg/con (105% kế hoạch), sản lượng 7.056kg (102% kế hoạch), tổng thu 493.920.000 đồng, trừ chi phí, lãi 97.994.400 đồng. Tăng 76% giá trị so với chăn nuôi đại trà.
Tại xã Phìn Ngan (Bát Xát) với đàn lợn 80 con/20 hộ ở các thôn Trung Hồ và Lò Suối Tùng, trọng lượng bình quân 74- 75kg/con, sản lượng 6.000kg (107% kế hoạch), tổng thu đạt 420 triệu đồng, trừ chi phí, lãi trên 84 triệu đồng. Tăng 63% giá trị thu nhập so với chăn nuôi đại trà.
6
Đàn lợn của gia đình ông Lù Văn Cương ở xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương).
 
Hướng đi bền vững
Mô hình “Chăn nuôi lợn thịt bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng” được thực hiện theo phương pháp mới: Cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới cách tiếp cận đầu tư, hỗ trợ ở cấp cộng đồng; nông dân đảm nhận vai trò chủ đầu tư,  tự tin, mạnh dạn, chủ động nguồn lực và góp vốn, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng, thu nhập.
 Từ hiệu quả của mô hình chăn nuôi này đã dần thay đổi tư duy, nhận thức của người dân vùng cao về phương thức chăn nuôi truyền thống hiệu quả không cao, gây ô nhiễm môi trường sang hình thức chăn nuôi lợn an toàn sinh học dựa vào quản lý cộng đồng, góp phần hạn chế rủi ro do dịch bệnh, chất lượng sản phẩm được nâng lên, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi một cách bền vững trước những biến động của thị trường, hạn chế ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, bà con đang tiếp tục nhân rộng mô hình.
Ông Lèng Seo Chẻo, Phó chủ tịch UBND xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương), cho biết: “Mô hình chăn chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng” là một trong những mô hình kinh tế triển khai hiệu quả trên địa bàn. Chúng tôi mong muốn, sau khi tổng kết mô hình, bà con vẫn  được các ban ngành, đoàn thể tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật để phát triển chăn nuôi mang tính bền vững theo chuỗi liên kết: sản xuất-giết mổ, chế biến-thị trường, hạn chế chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ tự phát chưa bảo đảm vệ sinh thú y nhằm góp phần ổn định chăn nuôi và an toàn dịch bệnh. Hướng dẫn người chăn nuôi trên địa bàn chủ động sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp… để chế biến các loại thức ăn chăn nuôi nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Đặc biệt là, cần có chính sách hỗ trợ thành lập tổ hợp tác nông dân cùng liên kết chăn nuôi lợn an toàn sinh học dựa vào cộng đồng, hỗ trợ các tổ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa, hỗ trợ nâng cấp sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm..., tạo công ăn việc làm ngay tại địa phương, giúp các hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững”.
 
 

Tác giả bài viết: Lưu Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:74 | lượt tải:27

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:66 | lượt tải:19

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:345 | lượt tải:120

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:463 | lượt tải:116

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:511 | lượt tải:132

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:493 | lượt tải:134

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1082 | lượt tải:314

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1067 | lượt tải:342

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1130 | lượt tải:570

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1122 | lượt tải:320
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây