Quang cao giua trang

Sải Duẩn – du lịch cộng đồng góp phần xây dựng nông mới

Thứ sáu - 18/11/2022 15:17
Sải Duần là 1 trong 14 thôn của xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai). Thôn có trên 40 hộ đồng bào Dao đỏ sinh sống với những nét văn hoá độc đáo kết hợp với phong cảnh hữu tình đã đem đến nhiều lợi thế để Sải Duần phát triển du lịch cộng đồng.

Đột phá từ phát triển du lịch cộng đồng 

Đảng bộ và chính quyền xã Phìn Ngan đánh giá rất cao đề xuất của Chi bộ đảng thôn Sải Duần về việc khôi phục và phát triển mạnh mẽ du lịch bản làng để thu hút du khách đến tham quan du lịch. Tiềm năng mà địa phương này có đó là phong cảnh núi non hữu tình, thác nước đẹp đẽ, văn hóa tộc người đặc sắc, nhất là lễ hội cấp sắc; tắm lá thuốc phòng, trị bệnh, tăng cường sức khỏe.


Xác định được mục tiêu, Chi bộ thôn tập trung vận động nhân dân hiến đất, góp công sức mở mới và nâng cấp đường giao thông từ trung tâm xã về thôn và phát triển đường liên gia theo hình thức cứng hóa, khổ rộng 1, 2 đến 1,4 m để xe máy có thể đi lại được 4 mùa.

Theo ông Vàng Láo Lở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phìn Ngan: Mặc dù là thôn khó khăn, nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà việc xây dựng NTM ở Sải Duần khá thuận lợi, người dân có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức. Đặc biệt, việc làm kinh tế ở Sải Duần đã thay đổi rất nhiều. Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình, bà con còn liên kết với nhau để thành lập các tổ hợp tác trồng Sa nhân, làm dịch vụ tắm lá thuốc, từ đó nâng cao thu nhập..... 

Ngay từ rất sớm, (năm 2019), ở Sải Duẩn đã có mô hình Nhà cộng đồng được xây dựng tại trung tâm thôn. Mô hình này đi vào hoạt động quy mô 4 phòng, 16 thùng tắm và một số phòng nghỉ được bố trí dành cho khách có nhu cầu lưu lại nghỉ dưỡng tại đây và tham gia hoạt động cộng đồng với bà con trong thôn.

Sau khi Nhà cộng đồng đưa vào vận hành, thôn đã thành lập nhóm quản lý gồm 12 người do bà Chảo Cói Mẩy làm trưởng nhóm, chịu trách nhiệm quản lý chung về các hoạt động. Nhóm vận hành thực hiện công đoạn từ xử lý thuốc, pha thuốc và hướng dẫn khách vào ngâm tắm.   

Thông qua nhóm, người dân không chỉ sở hữu chung "sổ đỏ" nhà cộng đồng và được hưởng lợi từ việc bán sản vật mà còn được hưởng một phần lợi nhuận từ hoạt động của nhà văn hóa cộng đồng. Đó là chưa kể hiện trong thôn đã có hàng chục nhà nghỉ dạng Homstay, nâng mức thu nhập bình quân của người dân trong thôn lên trên 20 triệu/người/năm, cao gấp 2 lần so với trước năm 2010.

Để cho Nhà sinh hoạt cộng đồng và các điểm tham quan ngày càng trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách, chính quyền thôn đã vận động bà con lên rừng lấy cây thuốc về trồng quanh khu nhà, vừa tiện cho việc thu hái thuốc, vừa tạo cảnh quan xanh, hấp dẫn đối với du khách. Đối với công tác môi trường, trưởng thôn giao cho các tổ liên gia phân công trực nhât vệ sinh các tuyến đường, vận động bà con làm chuồng trại gia súc xa nhà, thực hiện hộ nào cũng có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh. 

Tắm lá thuốc – điểm nhấn thu hút khách du lịch
 
Sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bước sang năm 2022, khi dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, lượng khách đến với Lào Cai nói chung và các điểm du lịch ở Bát Xát nói riêng đã đông trở lại.

Được người quen giới thiệu về những đặc tính hiệu nghiệm, tốt cho sức khỏe của việc tắm lá thuốc người Dao đỏ, ông Trần Văn Nhĩ (thành phố Lào Cai) đã đến Sải Duần tắm lá thuốc. Ông Nhĩ cho biết khi gội đầu, ngâm tắm trong nước thuốc thơm lừng, nóng ấm, toàn thân có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, nhanh chóng tan hết các chứng mỏi mệt, giảm đau mỏi lưng, xương khớp, nhức đầu... Ông Nhĩ cho biết: sau tắm khách có thể còn được xoa bóp, bấm huyệt điều trị chứng đau lưng kinh niên theo phương pháp truyền thống của người Dao đỏ nếu có nhu câu.
 
Lên rừng hái thuốc tắm
Người Dao đi thu hái lá thuốc

Chị Lê Thị Hoa, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh hào hứng chia sẻ: Mấy tháng trước, tôi có bị mắc COVID-19. So với mọi người, tuy bị mắc ở thể nhẹ, nhưng mấy tuần sau vẫn có cảm giác chếnh choáng hụt hơi, mệt mỏi. Đợt này lên Lào Cai du lịch, chị được người địa phương tư vấn đến Sải Duần tắm lá thuốc. Lên đây được hít thở không khí trong lành, lại được tắm lá thuốc của bà con người Dao, đầu óc chị nhẹ bẫng, cảm giác như cơ thể được thanh lọc, chị thấy người sảng khoái, nhẹ nhõm.

Chị Hoa kể, thời gian lưu lại Sải Duần, ngoài tắm lá thuốc, chị còn được thưởng thức các bữa cơm truyền thống với các sản vật địa phương như rau rừng xào thịt lợn hun khói, măng tươi luộc hoặc xào, măng chua nấu canh, cá suối rán, gà nấu canh gừng và nấm hương v.v... rất thú vị. Vì thế du khách, nhất là khách nước ngoài thường lưu lại lâu hơn, hào hứng tham gia một số hoạt động như đi bộ trong rừng, theo bà con đi hái thuốc nam, lên nương cuốc đất trồng ngô, vãi hạt rau...

Nguồn lãi thu được từ làm du lịch cộng đồng cộng với các nguồn thu khác từ sản xuất, mức sống của người dân ngày một nâng cao. Quan trọng hơn đó là tạo cho bà con có ý thức bảo vệ rừng, trồng rừng, giữ hài hòa cảnh quan môi trường.
 
Trong bối cảnh xu hướng du lịch đang có sự thay đổi rõ rệt, những chuyến đi dài ngày của du khách không chỉ là tham quan đơn thuần mà còn là du lịch tận hưởng kết hợp chăm sóc, cải thiện sức khỏe. Do đó, các bài thuốc nam của dân tộc Dao đỏ tại Lào Cai càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết.

Nhằm quảng bá bài thuốc bí truyền của dân tộc, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) và sự ủng hộ của chính quyền địa phương, mô hình ngâm tắm lá thuốc nam gắn với du lịch cộng đồng của người Dao đỏ tại thôn Sải Duần, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra tín hiệu vui về phát triển du lịch cộng đồng ở xã vùng cao này.

Theo ông Hà Thắng, Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai: mô hình tắm lá thuốc nói riêng và du lịch cộng đồng của đồng bào Dao đỏ nơi rẻo cao Sải Duần không chỉ bước đầu tạo nét chấm phá mới trên bản đồ du lịch Lào Cai mà còn góp phần khẳng định nỗ lực của người dân và chính quyền địa phương về định hướng phát triển các dịch vụ có thu nhập gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, người dân nơi đây đã đưa những bài thuốc nam trở thành sản phẩm hàng hóa vừa bảo tồn vừa phát triển đời sống văn hóa, kinh tế địa phương.
 
Nông thôn mới không tách khỏi môi trường xanh
 
Dân gian có câu: “ Có rừng xanh không lo thiếu củi đốt”. Đối với người dân  Sải Duần nói riêng còn phải nói thêm rằng “ Có rừng xanh là không lo thiếu lá thuốc”. Do vậy, cấp ủy, chính quyền thôn Sải Duần luôn đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân trồng cây, bảo vệ rừng. Với họ, rừng là nhà, rừng cho con người kế sinh nhai và các bài thuốc nam thực sự là báu vật có được từ rừng xanh.

Theo các vị cao niên ở Sải Duần, thuốc tắm của người Dao ở đây được pha chế từ 25-30 vị thuốc nằm rải rác khắp các khe núi, không phải người nào cũng biết. Tùy từng loại bệnh, từng lứa tuổi của khách hàng mà người pha chế thuốc có thể sử dụng kết hợp các loại thuốc khác nhau. Ví dụ như các loại thảo dược tốt cho da (kim ngân, lá khế, thìa là, lá vối, long não, hoàng bá nam); tốt cho xương khớp (thanh táo, thổ lục linh, thiên niên kiện, đào rừng, bách quản, tam huyết, tân quy, lá lốt) và có tác dụng đối với đường tiêu hóa (sa nhân, sả, hồi, quế, thủy xương bồ, màng tang, mạn khâu tử.v.v...).Thóm lại, thuốc tắm của người Dao đỏ không chỉ đơn thuần chăm sóc sức khỏe mà còn là yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa mang đậm tri thức bản địa của tộc người.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phìn Ngan Vàng Láo Lở cho biết: Trước đây, hiện tại và sau này dù đã đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới hay nông thôn mới nâng cao, Sải Duần nói riêng và xã Phìn Ngan nói chung vẫn luôn gắn bó yêu quý bảo vệ rừng. Từ khi bắt tay xây dựng NTM, năm nào thôn, xã cũng tổ chức cho người dân ký hương ước bảo vệ và phát triển rừng: Họ chỉ lấy từ rừng cành củi khô, rau, quả, măng, lá thuốc... Ai vi phạm quy định chịu hình phạt theo quy định.

Tác giả bài viết: Lục Văn Toán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:55 | lượt tải:22

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:40 | lượt tải:15

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:321 | lượt tải:117

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:440 | lượt tải:112

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:483 | lượt tải:127

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:463 | lượt tải:130

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1039 | lượt tải:308

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1037 | lượt tải:335

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1106 | lượt tải:557

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1091 | lượt tải:316
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây