Quang cao giua trang

Lào Cai: Triển vọng từ vùng quy hoạch phát triển dược liệu Bắc Hà

Thứ hai - 16/03/2020 14:35
Năm 2020, diện tích vùng trồng dược liệu của huyện vùng cao Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã không ngừng được mở rộng, hiện có khoảng từ 90-100 ha. Những cánh đồng dược liệu quý hiếm đã, đang khẳng định vị thế là cây chủ lực xóa nghèo hiệu quả, mang đến màu xanh no ấm, hi vọng cho vùng đất này, và đang tạo nên những “khởi sắc” rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều xã vùng dự án, đặc biệt mục tiêu giảm nghèo “bền vững” tại địa phương.
image001
Những cánh đồng dược liệu quý đang mở ra cơ hội xóa nghèo, làm giàu chính đáng cho người nông dân Bắc Hà
 
Những triển vọng thực tiễn.

Trao đổi cùng chúng tôi, giám đốc trung tâm dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Bắc Hà, bà Nguyễn Thị Huê phấn khởi cho biết: “Năm 2019, huyện Bắc Hà thực hiện trồng 80ha cây dược liệu với ba loại cây chủ lực chính là Atiso, Đương Quy và Cát Cánh, trong đó có 13ha cây Atiso, trồng chủ yếu tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Lầu Thí Ngài, đến nay bà con đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích, tất cả các sản phẩm qua sơ chế và chế biến.. được công ty Trapaco Sapa tiêu thụ hoàn toàn, trong đó lá tươi thu được gần 300 tấn, mang về nguồn thu khoảng 700 triệu đồng.. củ, thân cây được HTX Na Hối (xã Na Hối) chế biến thành cao loãng bán cho công ty cũng thu được trên 1,1 tỷ đồng. Theo tính toán của ngành nông nghiệp huyện, giá trị kinh tế từ cây Atiso mang lại có thể đạt tới 140 triệu đồng/ha.

Còn với cây Đương quy và cây Cát Cánh, đến nay bà con cũng đã thu hoạch được trên 90 % diện tích. (Đến hết ngày 12/2/2020 đã thu hoạch được sấp sỉ 350 tấn củ tươi,  mang về nguồn thu hơn 7 tỷ đồng)… Trong quá trình thực hiện Dự án, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện: Nhiều hộ gia đình đã biết chú trọng đầu tư, thâm canh theo đúng quy trình kĩ thuật do cán bộ khuyến nông hướng dẫn nên cho năng xuất, hiệu quả kinh tế “khả quan”, mở ra nhiều triển vọng “thoát nghèo” và làm giàu.

 Điển hình như hộ anh Tráng Xuấn Là. Năm 2019, gia đình chỉ trồng hơn 4.000m2 cây Đương quy, nhờ áp dụng đúng quy trình kĩ thuật canh tác do cán bộ khuyến nông hướng dẫn, thời tiết lại ủng hộ nên cây sinh trưởng phát triển tốt, thu hoạch được trên 6 tấn củ mang về nguồn gần 120 triệu đồng. Đây là một số tiền lớn đối với một gia đình nông dân vùng cao. Ở xã vùng cao Bản Già hiện nay, mặc dù diện tích trồng dược liệu còn khá khiêm tốn, nhưng về lâu dài, đây sẽ là hướng đi mới mở ra cơ hội thoát nghèo và làm vươn lên xóa nghèo, làm giàu chính đáng cho bà con thiểu số địa phương. Còn với xã Lùng Phình, là một trong 8 xã vùng cao nằm trong vùng quy hoạch trồng dược liệu giống của huyện. Hiện, đã đưa vào trồng 4 loại cây dược liệu chính là: Atiso, đương quy, đan sâm và cát cánh. Cây dược liệu trồng tại đây tỏ ra khá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mang lại giá trị kinh tế cao. Trung bình mỗi ha cây dược liệu cho thu từ 80 - 200 triệu đồng. Nhờ đó, nhiều hộ dân trồng dược liệu ở đây đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương mình.

Thực hiện các nội dung của dự án, đáng phấn khởi là Cấp ủy, chính quyền các xã đã quan tâm vào cuộc, chỉ đạo tích cực. Bà con vùng dự án nhận thấy được hiệu quả kinh tế thiết thực nên đã hăng hái, tích cực tham gia trồng, mở rộng diện tích. Có thể kể đến các xã thực hiện tốt, như xã vùng cao Tả Văn Chư là xã đi sau trong công tác phát triển dược liệu, song chính quyền và người dân địa phương đã rất tích cực, hăng hái. Kết thúc vụ thu hoạch 2019, bà con thu được trên 7 tấn củ, mang về nguồn thu trên 170 triệu đồng, như vậy 1ha dược liệu ở đây có thể mang về nguồn thu lên tới 170 triệu đồng/ vụ cho người nông dân.

Quan tâm quy hoạch, mở rộng diện tích

Từ những “trái ngọt” thu được trong phát triển cây dược liệu, giai đoạn 2014-2020, năm 2020 này huyện Bắc Hà tiếp tục mở rộng, thực hiện trồng 90 ha cây Dược liệu, trong đó nhà nước hỗ trợ 48ha, nhân dân và doanh nghiệp tự thực hiện 42 ha. Đến thời điểm này, các xã đã hoàn thành 100% diện tích. Cây Atiso đã cho thu hoạch lá đợt 2, cây đương quy đã mọc được 1-2 lá, các hộ đang trồng dặm vào những diện tích mất khoảng… Ở một số xã, bà con nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ những vụ trồng Dược liệu trước đó nên rất hăng hái, tích cực trồng mở rộng diện tích. Bà Vù Thị Máy- Phó chủ tịch UBND xã Thải Giàng Phố cho biết: “Thải Giàng Phố là xã đồng bào Mông, năm 2019-2020, được giao chỉ tiêu thực hiện 4 ha cây Đương quy, bà con đã trồng xong trước tết, đến nay cây đang lên mầm xanh với tỉ lệ nảy mầm tương đối cao. Xã nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây dược liệu cao hơn rất nhiều so với trồng ngô, trồng lúa bởi trước đó đã thực hiện tại 2 thôn Ngải Phòng Chồ và Dì Thàng,  xã mong muốn các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, để bà con yên tâm và tích cực hơn nữa trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mở rộng diện tích trồng dược liệu…”

Cây dược liệu tuy mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhưng được xét vào loại cây trồng khó tính. Sau hơn 10 năm thực hiện vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay huyện Bắc Hà đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm “quý” và quan trọng hơn cả, là đã xác định được những khu vực, những xã phù hợp về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển mở rộng diện tích.

Dẫn đầu toàn tỉnh trong lĩnh vực giống cây dược liệu

Hiện nay, huyện vùng cao Bắc Hà đang triển khai một số đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, điển hình có thể kể đến Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế (Đương quy, Đan sâm, Cát cánh) theo hướng tiêu chuẩn GACP – WHO”, Hiện đang hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, chỉ tiêu theo dõi, chuẩn bị báo cáo đánh giá nghiệm thu vào tháng 3/2020;

Trước đây nguồn giống dược liệu được xem là trăn trở lớn của Bắc Hà, bởi giá giống cao, thị trường lại bấp bênh phụ thuộc phần lớn vào nước bạn…nhưng đến nay, sau 3 năm thực đề tài nghiên cứu khoa học và nỗ lực trong hoàn thiện các quy trình, huyện đã chủ động được 100% về giống Cát Cánh, 80% về giống cây Đương Quy; Đang hoàn thiện quy trình nhân giống cây Đan Sâm bằng rễ hiệu quả kinh tế cao hơn.

Huyện Bắc Hà rất quan tâm đến việc phát triển cây dược liệu và coi đây là cây trồng chủ lực xóa nghèo “bền vững” cho người dân, do vậy, huyện và các ban, ngành, đoàn thể đã định hướng tháo gỡ khó khăn và tạo những điều kiện tốt nhất để đơn vị tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm, cùng chung tay vào cuộc, liên kết “bốn nhà”, để thực hiện thành công dự án phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện, giai đoạn 2014-2020,  để hiệu quả kinh tế từ cây dược liệu mang lại ngày càng cao. 
 

Tác giả bài viết: Khuất Linh - Đài PTTH Bắc Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

48/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:20 | lượt tải:10

49/TB-VPĐP

Thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản

Lượt xem:19 | lượt tải:7

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:277 | lượt tải:107

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:395 | lượt tải:102

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:455 | lượt tải:119

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:443 | lượt tải:121

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1010 | lượt tải:302

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:1002 | lượt tải:325

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1082 | lượt tải:543

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1030 | lượt tải:304
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây