Quang cao giua trang

KHÓ KHĂN THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở LÀO CAI

Thứ sáu - 21/04/2017 09:07
Hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã là vấn đề vô cùng khó, đặc biệt là đối với các xã vùng cao nhưng việc giữ vững tiêu chí này còn khó hơn gấp bội. Đây cũng chính là vấn đề mà nhiều đại biểu HĐND tỉnh băn khoăn, trăn trở về những khó khăn, bất cập thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Người dân xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai đang đóng bao phân khô
Người dân xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai đang đóng bao phân khô
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường, qua 05 năm triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn Lào Cai đã có nhiều đổi thay, các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã được nâng cấp, mở rộng; số hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh tăng cao; các địa phương cơ bản đã có địa điểm tập kết rác thải sinh hoạt...và đặc biệt là nhận thức của người dân đang dần thay đổi về thói quen, tập quán và về sự cần thiết thực hiện tiêu chí môi trường. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng, nhiều giải pháp vận động nhân dân thực hiện tiêu chí môi trường, tuy nhiên, tính đến hết 2016, trên địa bàn tỉnh có 28/143 xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường, chiếm tỷ lệ 19,58%. Có thể khẳng định đây là một trong những tiêu chí khó đạt nhất, qua thực tế giám sát cho thấy, một trong những nguyên nhân là hầu như các nội dung quy định chưa thật phù hợp với điều kiện miền núi, vùng cao, tiêu chuẩn để đạt về tiêu chí tại các xã được đặt ra khá cao (kể cả quy định tại Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg và Bộ tiêu chí Quốc gia mới ban hành tại Quyết định 1980/QĐ-TTg) nên hầu hết các địa phương đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc phấn đấu đạt được tiêu chí cũng như việc duy trì bền vững đối với tiêu chí môi trường đối với các xã đã về đích nông thôn mới.

Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới ban hành tại Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 quy định tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (tiêu chí 17) gồm các nội dung: Ít nhất 50% tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch theo quy định; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản, làng nghề dảm bảo quy định về môi trường; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch do UBND tỉnh quy định phù hợp thực tế; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh thu gom, xử lý theo quy định; ít nhất 70% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; ít nhất 60% tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; 100% các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Để đạt được ở mức tối thiểu và duy trì bền vững các quy định tại Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới về tiêu chí môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới đã và đang là vấn đề vô cùng khó khăn đối với Lào Cai, thêm vào đó Lào Cai là tỉnh miền núi nơi có đồng bào dân tộc thiểu số (trên 64%), các thôn bản không tập trung, một bộ phận hộ dân chưa thoát khỏi hủ tục, tập quán, thói quen để giữ gìn và bảo vệ môi trường, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại gia súc đạt chuẩn còn hạn chế; đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thật quan tâm đến công tác quản lý, xử lý chất thải, còn tình trạng chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; về bãi rác thải, còn không ít địa phương sử dụng bãi rác tự phát, hoặc thu gom rác đổ ra khu vực sườn đồi, núi hoặc nơi khá xa khu dân cư, hoặc việc xử lý chỉ được chôn lấp tạm thời nên đã gây ô nhiễm môi trường, việc xây dựng bãi rác hợp vệ sinh tại một số xã nông thôn mới chưa thực sự hiệu quả; hệ thống nước thải nông thôn thì hầu hiết nước thải sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đều đổ trực tiếp ra môi trường...tiềm ẩn nhiều khả năng lây lan dịch bệnh và bất cập trong công tác xử lý nước thải; việc xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định cũng khá khó khăn trong quá trình thực hiện. Một số địa phương, việc quy hoạch nghĩa trang còn phụ thuộc vào phong tục, tập quán; chủ yếu quan tâm đến chôn cất mà chưa quan tâm đến diện tích cây xanh, các công trình phụ trợ, mỹ quan, nhất là vẫn còn tồn tại chôn cất tại vườn theo quy mô gia đình, dòng họ. Đặc biệt, xã miền núi có diện tích rộng, yêu cầu mỗi xã có 01 nghĩa trang để chôn cất tập trung là rất khó thực hiện. Ngoài ra, việc người dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vỏ bao bì thải bỏ lại môi trường, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách; việc thả rông gia súc, thói quen không sử dụng nhà vệ sinh...đang là rào cản lớn trong việc thực hiện phong trào thi đua “Vệ sinh môi trường nông thôn”.

Như vậy, để bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và cải thiện chất lượng môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững cần có các giải pháp hữu hiệu để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cộng đồng trong xã hội chung tay tham gia bảo vệ môi trường. Chỉ có sự vào cuộc đồng bộ, nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội, mới hy vọng có thể đạt và duy trì bền vững tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
                                                                                                                                
                                                                        Tác giả bài viết: Lưu Thị Hiên
                                                                   Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Văn bản nông thôn mới

1106/QĐ-UBND

Quyết định về việc ban hành sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mưới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:250 | lượt tải:99

1397/TB-BNN-VPĐP

Thông báo dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ thực hiên CTMTQG xây dựng NTM năm 2024 giao các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Lượt xem:376 | lượt tải:99

179-KH/BTGTU

Kế hoạch biên soạn, xuất bản cuốn sách "Gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem:436 | lượt tải:115

07/KH-BCĐ

Kế hoạch truyền thông thực hiện chương MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai năm 2024

Lượt xem:425 | lượt tải:117

14/2022/NQ-HĐND

Nghị quyết Ban hành Quy định một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:985 | lượt tải:297

339/KH-UBND

Kế hoạch triển khai, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Lượt xem:983 | lượt tải:321

3572/QĐ-BNN-KH

Quyết định Phê duyệt Bộ Chỉ tiêu giám sát thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lượt xem:1060 | lượt tải:531

2075/QĐ-UBND

Quyết định ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố "Thôn đạt chuẩn nông thôn mới" , "Thôn đạt chuẩn kiểu mẫu" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2025

Lượt xem:1008 | lượt tải:298

số 283/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Lượt xem:847 | lượt tải:248

số 282/KH-UBND

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Lượt xem:721 | lượt tải:350
ntm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây